Tìm giải pháp tăng tốc chuyển đổi số ngành xuất bản

Làm thế nào để sách tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt tri thức trong thời đại số là vấn đề nhiều nhà xuất bản đang băn khoăn, tìm lời giải đáp. (Nguồn: BTC)
Làm thế nào để sách tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt tri thức trong thời đại số là vấn đề nhiều nhà xuất bản đang băn khoăn, tìm lời giải đáp. (Nguồn: BTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng, mà là con đường chiến lược giúp ngành xuất bản Việt Nam bắt kịp hơi thở thời đại. Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng các nhà xuất bản số, một số giải pháp trọng tâm cần được triển khai đồng bộ, trong đó chính sách hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng.

Xu hướng xuất bản trong kỷ nguyên số

Bước vào kỷ nguyên chuyển mình của đất nước, ngành xuất bản là lĩnh vực quan trọng, đã và đang thu hút được sự quan tâm của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý đến các đơn vị sự nghiệp, công ty và giới học giả. Minh chứng là, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất năm 2025 vừa diễn ra trong tuần đã thu hút được đông đảo các bên liên quan, với 5.000 đầu sách được giới thiệu và bày bán với nhiều nhà xuất bản, công ty in ấn, phát hành sách uy tín.

Đáng chú ý, Tọa đàm “Xu hướng xuất bản trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ sự kiện này đã thảo luận nhiều vấn đề nổi bật về thực trạng và giải pháp đối với các nhà xuất bản trong giai đoạn hiện ngay để định vị lại, lựa chọn hướng đi phù hợp, lựa để tồn tại và phát triển bền vững. Các thách thức mới ngành xuất bản đang đối mặt bao gồm đổi mới xuất bản sách truyền thống, cập nhật các xu hướng mới như sách nói, sách điện tử và sách tự xuất bản; thói quen đọc sách thay đổi do các nền tảng số như Kindle, Wattpad, Google Books, Spotify, Audiobooks đang tái định hình văn hóa đọc; làm thế nào để sách tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt tri thức trong thời đại số…

Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Đỗ Kim Cơ, Giám đốc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam, khẳng định sách nói riêng và ngành xuất bản nói chung dù đang đứng trước nhiều khó khăn, nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội trước ngưỡng cửa bước vào kỷ nguyên mới, nhưng sách vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn đồng hành cùng độc giả. Bởi vì sách giữ vai trò to lớn trong việc tích lũy, truyền bá tri thức và các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách và trí tuệ con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tìm giải pháp tăng tốc

Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ then chốt, đặt mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất lao động, đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, ngành xuất bản cần tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, để đổi mới mạnh mẽ toàn bộ chuỗi giá trị xuất bản, từ sản xuất, phát hành đến tiếp nhận và trải nghiệm của bạn đọc.

Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông đánh giá, Việt Nam với dân số hơn 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, dân số trẻ và năng động, có khả năng tiếp cận công nghệ số nhanh, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế số nói chung và ngành xuất bản số nói riêng. Chuyển đổi số là yếu tố đột phá giúp ngành xuất bản Việt Nam vượt qua những thách thức truyền thống như hạn chế về thị trường, chi phí in ấn, phát hành, tạo ra cơ hội mới mở rộng phạm vi tiếp cận bạn đọc, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Nhà xuất bản đang vận hành ba nền tảng số: nền tảng phát hành sách in Book365.vn; nền tảng xuất bản số Ebook365.vn; và nền tảng sách, báo điện tử thiết yếu quốc gia Sachdientu.vn. Các nền tảng này đã chứng minh tính hiệu quả trong việc hỗ trợ chuyển đổi số, mở rộng thị trường, nâng cao trải nghiệm người đọc và bảo đảm bảo quyền lợi các bên liên quan. Đồng thời, Nhà xuất bản đã chủ động hợp tác với các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước để ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, bảo mật nâng cao vào hệ thống nền tảng.

Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng các nhà xuất bản số, một số giải pháp trọng tâm cần được triển khai đồng bộ. Trước hết là đầu tư vào hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực thông qua xây dựng trung tâm dữ liệu, nâng cấp bảo mật và tổ chức đào tạo về chuyển đổi số, AI và an ninh mạng. Song song đó, cần xây dựng hệ sinh thái mở, tạo điều kiện kết nối linh hoạt giữa các nhà xuất bản địa phương, các start-up công nghệ giáo dục, thư viện và cơ sở đào tạo; đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm nội dung số đa dạng như sách nói, podcast, sách AR/VR.

Về công nghệ, các nhà xuất bản cần ưu tiên ứng dụng các công nghệ lõi như AI để tự động kiểm tra lỗi chính tả, gợi ý tiêu đề phù hợp, xây dựng hệ thống chatbot hỗ trợ khách hàng 24/7, cũng như cá nhân hóa đề xuất nội dung dựa trên hành vi và lịch sử tương tác của người dùng. Việc tăng cường hợp tác quốc tế sẽ mở rộng không gian phát triển cho xuất bản số Việt Nam, nhằm liên kết với các sàn sách điện tử lớn trong khu vực, góp phần đưa sách tiếng Việt ra thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định khai mạc Lễ hội du lịch hè năm 2025

Bình Định khai mạc Lễ hội du lịch hè năm 2025

(PLVN) - Tối 13/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch hè năm 2025 với chủ đề: “Quy Nhơn- Thiên đường biển- Khát vọng vươn xa”.

Đọc thêm

Ra mắt di cảo chưa từng công bố của bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành.
(PLVN) -Qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành, chuẩn bị lên kệ của các hiệu sách, độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam

Công trình thanh niên số hóa thông tin tại Đền thờ vua Hùng, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước nhằm cung cấp đến người dân các thông tin cần thiết về lịch sử hình thành, xây dựng và cấu trúc của đền thờ. Nguồn Báo Bình Phước.
(PLVN) -Nghị quyết Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (LHTN Việt Nam) đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là phải xây dựng Đề án về Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trung ương Hội LHTN Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án “Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029”.

Để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển

Du thuyền AIDA đưa khách du lịch cập bến cảng ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. (Nguồn: Đức Đỗ)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam vốn có lợi thế về đường biển dài, dòng biển ấm, với khung cảnh thiên nhiên trong vắt như ngọc. Vì vậy, Việt Nam rất phù hợp để phát triển du lịch tàu biển hạng sang. Hiện nay, loại hình du lịch này đang là một hướng phát triển của nhiều tỉnh, địa phương.

Khai mạc “Tuần văn hóa Campuchia” tại Việt Nam

Khai mạc “Tuần văn hóa Campuchia” tại Việt Nam
(PLVN) - Tối 10/6, tại Bạc Liêu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia phối hợp cùng UBND tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức khai mạc “Tuần Văn hóa Campuchia” tại Việt Nam năm 2025, nhằm tăng cường quan hệ văn hóa, đối ngoại và du lịch giữa Việt Nam và Campuchia.

Hà Nội thu hút du lịch qua trải nghiệm tour đêm

 Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” vừa ra mắt công chúng. (Ảnh: Ngọc Bích)
(PLVN) - Ngành du lịch Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa trải nghiệm tour đêm, nghe các di sản “kể chuyện” nghìn năm thành điểm nhấn trong du lịch, tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế.