Tìm giải pháp giải quyết triệt để tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị tại phiên giải trình của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội mới đây.

Còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ

Theo Bộ GD&ĐT, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên (GV) ở một số môn học, cấp học và một số địa phương. Tại thời điểm tháng 5/2021, căn cứ quy định về định mức số GV/lớp, thì ngành Giáo dục thừa 10.178 (5.175 GV tiểu học, 4.688 GV THCS, 315 GV THPT); thiếu 94.714 GV (48.718 GV mầm non, 20.210 GV tiểu học, 14.653 GV THCS, 11.133 GV THPT).

Nguyên nhân của việc thừa GV là do việc bố trí, điều động, phân công GV chưa sát với nhu cầu thực tế của từng trường, từng địa phương (đặc biệt là ở cấp huyện); chưa giải quyết tốt vấn đề sắp xếp, điều chuyển GV khi dồn dịch, sáp nhập trường lớp dẫn đến tình trạng dư thừa cục bộ…

Ngoài ra, còn do tăng quy mô dân số; các địa phương không giao bổ sung biên chế giáo viên trong khi vẫn phải thực hiện 10% tinh giản biên chế mà quy mô học sinh tăng; phối hợp chưa thống nhất, chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và ngành Giáo dục ở một số địa phương trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp GV.

Để giải quyết tình trạng này, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết sẽ trình Thủ tướng xem xét, bổ sung khoảng 94.000 biên chế GV mầm non, phổ thông; phối hợp với Bộ Nội vụ chỉnh sửa định mức GV/lớp cho phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

Đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể; thí điểm và đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông…

Trong bối cảnh các địa phương vừa phải giải quyết việc thiếu GV, vừa phải thực hiện chính sách tinh giản biên chế, Bộ GD&ĐT đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có ý kiến với Chính phủ để có phương án tinh giản biên chế phù hợp đối với ngành Giáo dục; không tinh giản biên chế đối với cấp học mầm non, tiểu học vì chưa bố trí đủ GV theo định mức.

Cho rằng cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, Bộ GD&ĐT đề nghị cần quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường lớp; các địa phương theo phân cấp cần chủ động điều tiết GV ngay trong địa phương phù hợp với vùng miền, bậc học; tăng cường chuyển đổi số, mở rộng hệ thống bài giảng điện tử; đẩy mạnh xã hội hóa ở những nơi có điều kiện...

Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD&ĐT sớm xây dựng và hoàn thiện chiến lược giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và trên nền tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về đổi mới tư duy và phát triển giáo dục đào tạo trong tình hình mới; chủ động để chuẩn bị về xây dựng đội ngũ GV, các hoạt động liên quan đến giáo dục đào tạo...

Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát lại quy mô mạng lưới trường lớp hệ thống phổ thông và mầm non trên cả nước để tính toán, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp theo hướng gọn đầu mối; tập trung rà soát lại các quy định hiện hành liên quan đến định mức học sinh trên lớp, định mức GV trên lớp, quán triệt tinh thần quy định phải phù hợp với từng vùng; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở những nơi có điều kiện...

Theo Bộ GD&ĐT, các quy định của pháp luật về đội ngũ nhà giáo được đề cập tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dẫn tới khó khăn cho đội ngũ nhà giáo trong việc tra cứu và áp dụng văn bản pháp luật và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Một số nội dung đặc thù của đội ngũ nhà giáo nhưng chưa được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật hoặc quy định chưa đầy đủ, hoặc khi phải áp dụng chung với viên chức các ngành, lĩnh vực khác nên chưa phù hợp. Việc khảo sát, đánh giá, xây dựng chính sách để quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn…

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.