Tiểu thuyết chạm vào nỗi đau của chim chóc

(PLVN) - “Linh điểu” là tiểu thuyết thứ 10 của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Dân trí và Công ty sách Trí thức Việt phát hành, quý I/2020. 

Trong suốt 20 năm cầm bút, Nguyễn Văn Học luôn trăn trở với những vấn đề của xã hội, đất nước, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cuốn tiểu thuyết mới nhất “Linh điểu”, dày 300 trang cũng chung mạch cảm thức và trăn trở, đau đáu cho môi sinh.

Nhà văn Nguyễn Văn Học, người con của vùng quê Phú Xuyên (Hà Nội) đã tập trung khai thác bi kịch của con người khi họ vừa là thủ phạm tàn phá môi trường, đồng thời cũng là nạn nhân của những biến đổi môi sinh khủng khiếp có tính cấp thiết, là nỗi đau đớn của toàn cầu.

Tiểu thuyết xoay quanh chuyện một cô gái có tên Diệp Vân, bị người mẹ khốn khổ của mình bỏ rơi trước nhà một bà giáo, với mong muốn con mình sẽ được người phụ nữ phúc đức ấy tiếp nhận, nuôi nấng. Người mẹ nghèo tội nghiệp đã được như ý muốn.

 

Diệp Vân trở thành thành viên của ngôi nhà ấm áp, giàu tình thương. Nhưng từ nhỏ, Diệp Vân đã nhạy cảm với loài chim chóc. Cô có thể nghe thấy tiếng chim, tiếng đập cánh của chúng từ rất xa. Cô cũng yêu chim chóc và coi chúng là bè bạn. Cũng vì thế, chim chóc đến với cô ngày một nhiều để tung tăng nhảy nhót, hót và gáy theo cách của mình.

Có một điều đặc biệt, trên hai vai Diệp Vân từ nhỏ đã hằn hai vết sẹo. Sẹo lớn từng ngày. Đến thời thiếu nữ hai vết sẹo đã phát triển thành đôi cánh, có lông vũ như loài cò vạc. Một đêm sau trận bão, cô đã cứu một con cu gáy bị cụt chân, đã gõ vừa phòng nhà mình.

Kể từ đó, cô thành hiệp sĩ của chim chóc. Chim chóc từ các vườn chim, vườn cò, các cánh đồng khắp nơi bị săn bắt, nhiều con bị thương, gào khóc. Chim chóc tìm về với cô. Cô cùng chị gái tham gia Câu lạc bộ Bảo vệ động vật hoang dã.

Càng tham gia càng thấy chim chóc, những sinh vật là ca sĩ bầu trời bị bủa vây bằng nhiều cách khác nhau ở chính những nơi từng bình yên, nơi chúng từng làm đẹp cho cuộc sống, để bị đưa về những quán nhậu, tước mất mạng sống. Chúng thành món mồi ngon của dân nhậu.

Trong hành trình tìm kiếm sự giúp đỡ, bảo vệ các vườn cò, cô luôn bị tuyệt vọng. Tuyệt vọng bởi chính vườn cò của bà ngoại cô, đã được ông, rồi sau này là bà và người cậu dày công bảo vệ, cũng không cưỡng được nạn săn bắt. Theo từng ngày, cò vạc bị xẻ thịt. Vườn cò cũng bị tước mất vì công nghiệp hóa, bị xóa sổ trong khổ đau. “Cò mẹ” là bà ngoại Diệp Vân cũng chết trong khi bảo vệ cò vạc.

Trong dòng đời, mẹ Diệp Vân đã tìm được con. Cô có hai người mẹ. Theo diễn biến câu chuyện, quê của Ngải – mẹ đẻ Diệp Vân ở gần với vườn cò của bà ngoại. Nơi đó ngày xưa là ổ chứa hóa chất, thuốc trừ sâu. Thuốc độc đã ngấm xuống đất. Thuốc độc khiến nhiều người con của vùng quê nghèo sinh ra đã bị què cụt, đui mù, tật nguyền. Ngải cũng mọc cánh như con gái. Chị bị sự kỳ thị giết chết.

Cả hai mẹ con, dù có cánh nhưng không thể bay. Diệp Vân có mong ước lớn lao là có thể tập bay, có thể vượt thoát khỏi sự trì níu tầm thường của cơ thể, đến với không trung, với bầu trời, chim chóc và tình yêu rộng lượng. Nhưng cô không thể cất mình lên được. Cánh cô dù dang rộng cũng chỉ giúp cô là là trên mặt đất. Cô vẫn là cô.

Cô muốn bảo vệ vườn cò, nhưng chẳng có cách nào. Không nhiều người muốn cùng cô đồng hành, chạm tay đến sự sinh động của tình bác ái, lòng bao dung và tạo cơ hội cho những loài sinh vật một chốn nương thân. Người ta cứ giơ lên những vết chém nhẫn tâm vào loài chim yếu đuối, mong manh, nhưng lại hữu ích với cuộc sống bình dị này. 

Suốt 300 trang tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Văn Học đã động chạm đến vấn đề con người, nhân loại quan tâm, khi khắp nơi thiên nhiên bị tàn phá. Anh nói đến chuyện con người đang khai thác tận diệt thiên nhiên, môi trường, đang chạm đến những vùng cấm mà con người không nên chạm vào. Bởi khi chạm đến vùng cấm, thiên nhiên sẽ đáp trả.

Là nhà văn chuyên khai thác vấn đề sinh thái, môi trường, tiểu thuyết “Linh điểu” thể hiện tình yêu môi trường, vẻ đẹp làng quê bình dị, cũng như gióng lên tiếng nói bảo vệ môi trường, chim chóc, các vườn cò trong cả nước.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.