Tiểu thương ôm “quả đắng” vì “khách” ngừng mua cau non

Nhiều tiểu thương ôm “quả đắng” vì thương lái Trung Quốc ngừng mua cau non
Nhiều tiểu thương ôm “quả đắng” vì thương lái Trung Quốc ngừng mua cau non
(PLO) - Khoảng một tuần trở lại đây, nhiều tiểu thương ở “đất ngàn cau” Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) ngậm “quả đắng” vì thu mua cau non ồ ạt, giờ phải mang đổ vì thương lái Trung Quốc bất ngờ từ chối thu mua. Điều đáng nói, “vở diễn” này không phải mới. Rõ ràng “bổn cũ soạn lại” mà sao lòng tham vẫn cứ mãi không tỉnh ngộ?

Ôm “quả đắng” vì cau non

Từ cuối tháng 9, khi giá cau ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi dao động ở mức 13.000 đến 16.000 đồng/kg, thì tại huyện Sơn Tây giá cau bị đẩy lên mức kỷ lục 26.000 đồng/kg. Nguyên nhân do tiểu thương tranh nhau mua gom cả cau non lẫn cau già về sấy khô xuất bán sang Trung Quốc. 

Ông Đinh Văn Tiêu (45 tuổi, ở thôn Huy Em, xã Sơn Mùa) cho biết: “Dù những trái cau còn hơn một tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch, nhưng vì thương lái muốn mua cau non nên hơn một tuần trước tôi vội vã bẻ buồng gom lại bán. Nguyên nhân bán cau non là do giá bán được thương lái mua cao gấp 5 lần so với cùng thời điểm này mọi năm”.

Cách đây hơn một tuần, người dân ai bán cau non thì có lời nhiều, còn hiện tại thương lái chỉ mua cau già và giá đã giảm. Điều đáng nói là nhiều tiểu thương sau khi tận thu cau non lại rơi vào tình cảnh lao đao, khốn khổ chỉ vì thương lái Trung Quốc từ chối thu mua cau, hàng trả về phải đổ bỏ. 

Bà Nguyễn Thị Kim Ánh (52 tuổi, chủ một cơ sở thu mua ở thôn Huy Em) cho biết: “Năm nay, thương lái Trung Quốc đột nhiên thu mua cau sớm, cả non lẫn già, nhưng ưa cau non hơn. Đặc biệt, giá cau non cao chót vót từ trước đến nay. Thế nhưng rồi sau đó, những cơ sở thu mua như tôi chết đứng vì thương lái Trung Quốc lại trả hàng, không chịu mua cau non nữa”.

Theo chị Nguyễn Thị Dung (43 tuổi, ở thôn Tang Via, xã Sơn Dung), từ cuối tháng 9, thương lái Trung Quốc ồ ạt thu gom cau với số lượng lớn, giá sốt từng ngày. Do đó, các chủ lò sấy phải vơ vét cả cau non lẫn cau già. Xem đây là cơ hội làm ăn hiếm có nên người dân ồ ạt hái cau non bán cho các chủ thu mau. Nhưng một tuần trở lại đây, thương lái đột ngột giảm xuống còn 16.000 đồng/kg và ngừng thu mua cau non, khiến cho tiểu thương, chủ sò sấy “chết đứng”.

“Chỉ sau một đêm, tôi lỗ mấy chục triệu. Gần 4 tấn cau xuất đi sáng hôm trước thì chiều hôm sau họ trả về 1 tấn cau non coi như mất trắng rồi 2,2 tấn cau vừa thì lỗ mỗi ký 10.000 đồng/kg”, chị Dung than thở.

Mất ăn, mất ngủ, buồn hiu khi nghĩ đến khoản lỗ hơn 60 triệu vì xe cau vừa bị trả về, anh Trần Văn Hưng (40 tuổi, ở thôn Huy Măng, xã Sơn Dung) lí giải: “Thực tế, cau non không có giá trị sử dụng vì khi sấy sẽ bị teo tóp, lâu nay Trung Quốc không nhập hàng. Đầu mùa năm ngoái, giá cau chỉ dao động từ 10.000 đến 12.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất 17.000 đồng/kg. Chưa năm nào cau sốt giá như thế này. Không mua thì không có bán. Lúc đầu, họ cũng nói ngọt, bảo mình thu mua tất tần tật nên các tiểu thương cũng chủ quan mua cả non lẫn già. Khi họ đột ngột dừng thu mua thì mình ôm quả đắng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn huyện Sơn Tây hiện trồng khoảng hơn 1.400ha cây cau. Hàng năm, còn hơn một tháng nữa mới đến vụ thu hoạch chính. Tuy nhiên, năm nay thương lái thu mua cau sớm. Họ về các vùng cao thuyết phục bà con dân tộc thiểu số hái cau non bán cho họ. Cau được xuất bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao kỷ lục nên tình trạng trộm cau cũng xảy ra.

Lợi dụng đêm tối một số đối tượng xấu đã lẻn vào nương, rẫy, vườn cau của người dân để hái trộm trái. “Cách đây mấy hôm, kẻ trộm đã lẻn vào rẫy cau trồng của gia đình hái mất khoảng 50kg. Để chống trộm, cứ vào ban đêm, hai vợ chồng tôi lại chia nhau lên rẫy cau để trông coi. Không chỉ gia đình tôi, nhiều người dân ở đây cũng phải dựng chòi canh giữ cả ngày lẫn đêm”, ông Đinh Văn Hơi (53 tuổi, ở thôn Huy Măng) cho biết.

Ông Bùi Đức Thạch - Chủ tịch UBND xã Sơn Dung, xác nhận: “Tình trạng hái trộm cau non trên địa bàn có xảy ra, nhưng chỉ rải rác chứ không phải rầm rộ. Chúng tôi cũng đã yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát để chống nạn trộm cau, và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn”.

Sau cơn sốt cau non, hiện tại thương lái chỉ mua cau vừa nhưng giá giảm đến 10.000 đồng/kg
Sau cơn sốt cau non, hiện tại thương lái chỉ mua cau vừa nhưng giá giảm đến 10.000 đồng/kg

“Bổn cũ soạn lại”?

Theo chị Dung, hiện tại nhu cầu thị trường Trung Quốc đang rất hút cau đã đẩy giá cau nội địa tăng đột biến. Các chủ sò sấy thu mua về cho vào lò sấy trong thời gian 5 ngày đêm, 4kg cau tươi sau khi sấy được 1kg cau khô. Cau khô dồn bao rồi xuất bán cho thương lái Trung Quốc. 

“Tôi chỉ nghe là cau sang đấy làm kẹo cau. Mọi năm, cau xuất sang Trung Quốc phải đạt chất lượng, chưa có hạt, không non cũng không già. Không hiểu sao năm nay, đầu mùa họ ăn cả cau non nên không chỉ tôi mà hầu hết  thương lái và các chủ lò sấy đều bị lừa”, chị Dung phân trần.

Chưa năm nào cau sốt giá như năm nay nên người dân trước đây chặt bỏ cau thì giờ đang ươm giống mở rộng diện tích cau trở lại. Anh Đinh Văn Biên (39 tuổi, ở thôn Huy Em) cho biết: “Mấy năm trước, giá cả bấp bênh, có lúc cau chín rụng vàng gốc không ai mua, bà con chặt phá trồng keo. Cau lên giá liên tục nên ai cũng tiếc rẻ, giờ mọi người bắt đầu ươm giống trồng trở lại”.

Theo ông Thạch, trước đây người dân ở xã Sơn Dung trồng rất nhiều vườn cau. Tuy nhiên, số lượng cau giảm dần do nhiều lần giá cau đột ngột giảm dưới 3.000 đồng/kg. 

“Thấy giá cau thấp, trong khi một số loại cây trồng có giá trị cao hơn, nên người dân chặt bỏ cây cau để trồng cây khác. Năm nay, thấy giá cau cao nên một số nhà vườn trồng cây khác như mì, chuối… chặt bỏ để trồng cau. 

“Đây là hiện tượng mua bán bất thường. Tình trạng mua tận thu cau non với giá cao như cách đây hơn một tuần thì có lợi cho người dân, nhưng bây giờ thì thương lái trả lại nên chủ thu mua bị thua lỗ. Chưa hết, nếu xét về trước mắt thì lợi cho người dân, nhưng về lâu dài sẽ xảy ra tình trạng vài tháng sau không còn cau để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, hoặc mùa cưới hỏi. Do vậy, người dân cần tỉnh táo không chạy theo lợi ích trước mắt mà chặt hạ những cây trồng hiện có để trồng cau”, ông Thạch cảnh báo.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước hiện tượng giá cau tăng kỷ lục, rồi giảm như hiện nay, huyện Sơn Tây vẫn không có chủ trương khuyến khích bà con mở rộng diện tích hay đưa vào danh mục cây chủ lực của huyện, vì tính không bền vững.

Còn nhớ, cách đây hơn 5 năm, thị trường cau trái ở Sơn Tây đã từng có một thời sôi động, lôi cuốn sự tham gia của không chỉ người trồng mà cả người mua, bán, chế biến xuất khẩu. Thời điểm đó, cau được mua ồ ạt, sơ chế tại chỗ và bán sang Trung Quốc, Thái Lan để làm kẹo cau. Nhưng rồi cây cau “chết đứng”, khi những “bạn hàng lớn” này không mua nữa, khiến cho các đại lý thu gom ôm hàng tấn cau khóc ròng.

Cách đây hơn một tuần, trái cau non bỗng nhiên lên cơn sốt, rồi khi các chủ thu mua gom hàng với số lượng lớn thì bất ngờ thương lái Trung Quốc không chịu lấy hàng, khiến họ “chết đứng”. 

Phải chăng “bổn cũ soạn lại” một lần nữa? Và, bài học đắt giá nhãn tiền về cây cau vẫn còn đó. Vậy nên, tình trạng thương lái đổ xô lùng mua cau non, rồi bất ngờ dừng lại đột ngột rất cần được chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan quan tâm, theo dõi, để có những định hướng kịp thời, đúng đắn cho người dân.

Được biết, không chỉ đối với cau, những năm gần đây, thương lái Trung Quốc có phương thức mua các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta rất lạ. Từ việc đẩy giá lên “đỉnh”, khuyến khích nông dân nuôi, trồng đại trà rồi dừng mua đột ngột, đến mua tận cây non, quả non, sinh vật ngoại lai có hại.

Thương lái Việt bỏ tiền ra ôm hàng rồi khóc ròng vì thương lái Trung Quốc lặn mất tăm. Đây là chiêu trò không mới, vì thế, thương lái Việt và người dân phải hết sức tĩnh táo để không phải gánh hậu quả nặng nề.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

Đọc thêm

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Chính phủ Anh kỳ vọng sử dụng taxi bay vào năm 2028,

Xe điện bay hình đĩa bay với tốc độ hơn 400km/giờ (Ảnh: Daily Mail)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Leonardo Da Vinci, chiếc xe bay điện Invo Moon không chỉ mang thiết kế hình đĩa bay độc đáo mà còn sở hữu khả năng bay tự động, yên tĩnh và hiệu quả. Với tốc độ lên tới 250 dặm/giờ (hơn 400km/giờ) và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ, đây có thể là bước đột phá cho ngành giao thông đô thị trong tương lai.

Có nên đi đổ đầy bình xăng trong hôm nay?

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (9/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,7-2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Công nghệ pin xe điện mới có khả năng tự dập lửa

Hình minh họa
(PLVN) - Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa phát triển một loại pin lithium kim loại tiên tiến với công nghệ “điện phân polymer rắn ba lớp” độc đáo. Loại pin này không chỉ có khả năng tự dập tắt lửa trong trường hợp cháy mà còn giữ được hiệu suất lên đến 87% sau 1.000 chu kỳ sạc, hứa hẹn cách mạng hóa ngành công nghiệp pin và xe điện toàn cầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…