Tiểu sa mạc giữa lòng đồng bằng Việt Nam

Tiểu sa mạc giữa lòng đồng bằng Việt Nam
(PLO) - Đối với những người con của vùng đất Gio Linh (Quảng Trị), hình ảnh Đồi Cát Vàng chính là một phần ký ức khó quên trong cuộc đời mỗi người. Bởi nơi ấy ghi dấu bao kỷ niệm về thời đạn bom hay những tháng ngày tuổi thơ lam lũ, leo đồi cát rát bỏng chân để chơi trò cút bắt hay ngóng đợi ai về. 

Từng được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” (sáng tác năm 1973) bằng những câu lục bát chất chứa nghĩa tình:

Anh về Quảng Trị... Gio Linh 

Trèo lên dốc Miếu, lặng nhìn Quán Ngang 

Bời bời cỏ lút đồng hoang 

Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn 

Tả tơi mấy ấp khu dồn 

Mái tôn, rào kẽm, tháp đồn chơ vơ!

...

Cụm từ “chang chang nắng cồn” thân quen ấy chính là hình ảnh nói về địa danh Đồi Cát Vàng – một địa điểm được ví như là “tiểu sa mạc giữa lòng đồng bằng”, nằm giữa địa bàn 2 thôn Nhĩ Hạ và Nhĩ Trung (thuộc xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), cách quốc lộ 1A khoảng chừng 10km. 

Nhiều thế kỷ qua, nơi đây vẫn như một trang nhật ký sống, lưu giữ những ký ức thời gian của bao thế hệ người dân quê. 

Những bãi đá quặng với vẻ đẹp ngyên sơ dưới chân các đồi cát

Những bãi đá quặng với vẻ đẹp ngyên sơ dưới chân các đồi cát

Theo lời của những bậc tiền bối, Đồi Cát Vàng vốn xuất hiện từ rất lâu mà đến nay các nghiên cứu vẫn chưa có thông số thời điểm cụ thể. Trước đây đồi cát này rất cao, khoảng chừng 40m và kéo dài hơn 200m, được chia làm nhiều ngọn đồi xếp cạnh nhau, với hai kiểu màu cát đan xen là trắng và vàng mơ. 

Nhưng qua thời gian, dưới sự tác động của con người và ảnh hưởng của thiên nhiên đã khiến độ cao bị bào mòn đáng kể. Giờ ngọn đồi cao nhất chỉ còn khoảng tầm chưa tới 30m.

Những năm tháng chiến tranh, Đồi Cát Vàng trở thành địa điểm tập kích của bà con dân làng. Cũng nhờ bức tường thành vững chãi ấy nòng súng của quân xâm lược đã bị cản ngăn, những hoạch định thôn tính vùng đất phía Đông Gio Linh của kẻ thù cũng sớm bị đập tan. 

Hòa bình lập lại, nơi này lại trở thành “thắng cảnh” của xã nhà, là khu vui chơi đặc biệt của đám trẻ với những trò chơi gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ, như thi leo đồi cát, trượt cát, hay đuổi bắt nhau... 

Không những thế, Đồi Cát Vàng cứ như một trung tâm thư tín để liên lạc kết nối thông tin. Người ta tiễn nhau cũng lên đồi cát để quan sát người đi đã đến nơi nào, hay khi ngóng chờ ai về cũng lên đồi cát để trông cho rõ.

Những ngày hè oi ả, cát nóng bỏng chân pha thêm mùi gió Lào khô ráp, nhưng các mạ, các chị vẫn lặng lẽ xách đôi quang gánh băng qua bãi cát dài để tới hồ nước ngầm gần cạnh đồi cát, múc từng thùng nước trong vắt về sử dụng bởi nước ở đây không bị nhiễm phèn lại có vị ngọt mát.

Vào những đêm trăng thanh, mọi người lại tập trung lên đỉnh đồi ngồi nhâm nhi bát nước chè xanh chuyện trò rôm rả, xua đi bao mệt nhọc của một ngày dài lao động chăm chỉ. Gió từ biển Cửa Việt thổi vào mát rượi. Ngoài xa kia, ánh đèn từ đảo Cồn Cỏ tỏa chiếu thành những vệt sáng vàng mờ ảo, loang cả một góc trời.

Chiều xuống mênh mang ở Động Cát Vàng

Chiều xuống mênh mang ở Động Cát Vàng

Tuy được ví là “tiểu sa mạc”, thế nhưng sa mạc này lại không hề khô cằn như cách gọi mà vẫn giữ được một độ ẩm nhất định. Cây cối ở đây vẫn thuộc vào dạng xanh tươi, trù phú. Dưới chân đồi cát, những hàng cây phi lao và tràm đủ kích cỡ được bà con cẩn thận trồng xung quanh để chống nạn cát bay mỗi khi trời trở gió.

Đối với người dân nơi đây , Đồi Cát Vàng chính là biểu tượng của quê hương và luôn được mọi người ưu ái quảng bá mỗi khi có bạn bè khác xứ đến thăm chơi. 

Và rồi cũng chính bởi sự gắn bó thân thuộc đó mà dù ở xa quê, hễ có dịp trở về ai nấy  cũng cố gắng tìm về nơi chôn giấu bao ký ức xưa, nằm lắng nghe tiếng nhựa sống đang ươm mầm trong thớ đất cằn khô mùi gió nắng. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.