Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần bảo đảm tính thống nhất

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng). (Ảnh: quochoi.vn).
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng). (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa qua, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để phù hợp với thực tiễn cũng như bảo đảm tính thống nhất khi thực hiện.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trình Quốc hội (QH) tại Kỳ họp vừa qua gồm 9 chương, 65 điều, quy định về phòng cháy, về chữa cháy, về CNCH; về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC&CNCH; về phương tiện PCCC, CNCH...

Qua thảo luận, nhiều đại biểu QH quan tâm đến vấn đề xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, CNCH được quy định tại Điều 9 của dự thảo Luật. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng) khẳng định, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC đã góp phần không nhỏ vào việc định hình hệ thống quy định kỹ thuật nền tảng về an toàn cháy cho nhà và công trình, giảm rủi ro và thương vong cho con người.

Tuy nhiên, Đại biểu dẫn các thống kê cho biết, các Bộ, ngành đã xây dựng tổng cộng trên 230 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có hiệu lực; trong đó có trên 100 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia chuyên về PCCC và 130 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có nội dung liên quan đến PCCC. “Có những quy chuẩn kỹ thuật vừa được ban hành đã được thay thế bằng tiêu chuẩn mới. Chỉ riêng việc đọc và hiểu các thay đổi trong những quy định như trên đã rất vất vả, chưa nói đến việc triển khai thực hiện. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn thiếu thực tế và không có tính khả thi khi thực hiện”, Đại biểu cho hay. Vì vậy, Đại biểu đề nghị Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC để bảo đảm tính thống nhất khi thực hiện, tránh phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Chung mối quan tâm, Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn TP Cần Thơ) cũng chỉ ra hàng chục tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến lĩnh vực PCCC. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều loại hình cơ sở mới đã xuất hiện như nhà ở nhiều căn hộ, nhà chuyển đổi công năng tính chất thành nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng cho thuê, karaoke, nhà dân kết hợp để sản xuất và kinh doanh xen cài trong khu dân cư, nhà máy lọc hóa dầu, công trình nhiều tầng hầm, hầm đường bộ, hầm đường sắt, một số dự án, công trình đặc thù phải áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài.

Do đó, Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát, bổ sung các quy định cụ thể tại dự thảo Luật về xây dựng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật PCCC, CNCH, nhất là những quy định có tính đặc thù về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật PCCC, CNCH phù hợp với tình hình của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) chỉ ra rằng, trong tình hình hiện nay, việc xảy ra cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là ở các TP lớn như Hà Nội; những nơi xảy ra cháy thường là khu dân cư xuống cấp, dịch vụ karaoke, nhà trọ mini, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà ở hẻm, ngõ ngách, nơi chứa chất dễ cháy và đây cũng là những nơi chữa cháy rất khó khăn. Để quy định có tính ràng buộc, Đại biểu đề nghị cần phân biệt các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dễ cháy nổ thì quy định khắt khe về PCCC, về quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật PCCC&CNCH. Còn đối với các cơ sở ít xảy ra cháy, dễ dàng cứu chữa thì quy định phòng cháy an toàn; đối với các cơ sở khác thì cần có dụng cụ chữa cháy. Theo Đại biểu, quy định như vậy sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị cân nhắc quy định theo hướng đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh dễ cháy, nếu không có đủ điều kiện để phòng cháy thì có thể chuyển hình thức sản xuất, kinh doanh sang lĩnh vực khác. “Như vậy sẽ phù hợp với mọi loại hình sản xuất, kinh doanh trong PCCC. Còn nếu quy định chung một quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh xem ra chưa hợp lý”, Đại biểu phân tích.

Đọc thêm

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.