Tiêu chuẩn chung chức danh Giáo sư, Phó giáo sư là gì?

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh Giáo sư(GS), Phó giáo sư (PGS); thủ tục xét huỷ bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS.

Theo đó, tiêu chuẩn chung của chức danh GS, PGS gồm:

Thứ nhất là không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

Thứ hai: Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên theo quy định:

Đối với chức danh GS đã có thời gian được bổ nhiệm chức danh PGS từ đủ 3 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS tại Hội đồng Giáo sư cơ sở (gọi tắt là ngày hết hạn nộp hồ sơ).

Ứng viên đã được bổ nhiệm chức danh PGS nhưng chưa đủ 3 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy thì phải có ít nhất gấp 2 lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, đi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.

Trong khi đó, với chức danh PGS phải có bằng tiến sĩ đủ 3 năm trở lên kể từ ngày ký quyết định cấp bằng tính đến ngày hết hạn hồ sơ; có ít nhất 6 năm, trong đó có 3 năm cuối liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn hồ sơ.

Ứng viên không đủ 6 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy thì phải có ít nhất gấp 2 lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, đi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.

Thời gian giảng viên làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được tính là thời gian đào tạo từ trình độ đại học trở lên nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy hoặc có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cử đi làm chuyên gia giáo dục nước ngoài;

Giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 3 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 3 năm cuối.

Thứ ba: Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy đình của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có ít nhất ½ số giờ chuẩn giảng dạt trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50%định mức giờ chuẩn giảng dạy.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học nhận xét, đánh giá bằng văn bản về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khoá luận; về kết quả đào tạo và nghiên cứu của giảng viên.

Thứ tư: Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.

Thứ năm: Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu là ứng viên phải có ít nhất 20 điểm công trình khoa học quy đổi đối với chức danh GS, 10 điểm công trình khoa học quy đổi với chức danh PGS.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.