Tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định rõ về tiêu chí và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, 5 tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm:

Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn với các chỉ tiêu như sau: Ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao; ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.

Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) dựa trên các chỉ tiêu: công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch PBGDPL hàng năm theo đúng quy định pháp luật về PBGDPL; triển khai các hình thức, mô hình thông tin, PBGDPL hiệu quả tại cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng PBGDPL cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về PBGDPL; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ PBGDPL theo đúng quy định pháp luật về PBGDPL.

Tiêu chí 3: Hòa giải ở cơ sở (HGCS), trợ giúp pháp lý dựa trên các chỉ tiêu: Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi HGCS được hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật về HGCS; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động HGCS theo đúng quy định pháp luật về HGCS; thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý theo đúng quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Tiêu chí 4: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (DCXPTT). Tiêu chí này dựa vào các chỉ tiêu như: Tổ chức trao đổi, đối thoại với nhân dân theo đúng quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương; tổ chức để nhân dân bàn, quyết định trực tiếp các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện DCXPTT; tổ chức để nhân dân bàn, biểu quyết các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện DCXPTT; tổ chức để nhân dân tham gia ý kiến các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện DCXPTT; tổ chức để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện DCXPTT.

Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính; không có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo đúng quy định pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Nghị định, tổng số điểm tối đa của các tiêu chí XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 100 điểm. Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu trên. Việc đánh giá, công nhận XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện hằng năm, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

Bộ Tư pháp cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định này trong phạm vi cả nước; hàng năm, tổng hợp kết quả đánh giá, công nhận XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, chỉ đạo xử lý vi phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương theo thẩm quyền trong việc thực hiện quyết định này.

Bộ Tư pháp cũng sẽ căn cứ điều kiện thực tế và kết quả XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước, lựa chọn địa phương để tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng tài liệu, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng, quản lý, vận hành phần mềm đánh giá, công nhận XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước; sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận XPTT đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.