Tiết lộ về tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga

Một tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga.
Một tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 23/9/1980, tàu ngầm hạt nhân lớp Akula thuộc Dự án 941 đã được hạ thủy từ cảng Severodvinsk của Nga. Các tàu ngầm này là những tàu ngầm lớn nhất thế giới về trọng tải khi đó (23.200 tấn khi nổi và 48.000 tấn khi lặn).

Theo hãng tin Sputnik, các tàu ngầm Akula dài 172,8m và rộng 23,3m, bao gồm 5 khoang có thể ở được.

Điểm đáng chú ý là mỗi khoang này đều có lớp vỏ ngoài riêng, nằm trong vỏ ngoài chính của tàu nhằm đảm bảo khả năng sống sót của tàu ngầm.

Các tàu ngầm Akula được trang bị 20 tên lửa đạn đạo R-39. Những tên lửa này có tầm bắn xa hơn và trọng tải lớn hơn tên lửa Trident-1 mà tàu ngầm Ohio của Mỹ mang theo.

Ngoài 20 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-39 (mỗi tên lửa mang theo tối đa 10 đầu đạn nhiệt hạch MIRV), tàu còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng ngư lôi và tên lửa chống tàu ngầm.

Thiết kế của tàu Akula cho phép nó xuyên qua lớp băng dày tới 2,5m khi nổi lên mà không bị hư hại.

Do tên lửa R-39 có kích thước dài tới 16m và trọng lượng nặng 84 tấn mỗi tên lửa nên nhà sản xuất đã phải đóng thêm tàu vận tải đặc biệt Alexander Brykin được trang bị cần cẩu tải đặc biệt lên tới 125 tấn để nâng những vũ khí này lên và đưa chúng lên tàu ngầm.

Tàu Alexander Brykin có thể nạp đạn cho các bệ phóng tên lửa của tàu ngầm Akula ngay trên biển.

Đọc thêm

Tạo những dấu mốc mới cho mối quan hệ Việt Nam - Cuba

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn tiếp tục vun đắp và phát triển hơn nữa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba, trong đó Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục tạo những dấu mốc mới cho mối quan hệ đồng chí, anh em tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Toàn bộ gen người được lưu trữ trong mẫu kính cực nhỏ

Mẫu pha lê chứa thông tin cho bất kỳ ai tìm thấy nó cũng có thể hiểu được thông tin bên trong. Ảnh: Đại học Southampton.
(PLVN) - Các nhà khoa học đã lưu trữ toàn bộ mẫu gene người trong một loại kính đặc biệt có tên gọi ‘Tinh thể bộ nhớ 5D’ , với hy vọng nó có thể được sử dụng trong tương lai như một bản thiết kế đưa nhân loại quay trở lại nếu tuyệt chủng xảy ra.

Bạn bè quốc tế giúp Việt Nam vượt qua hậu quả bão lũ

Hàng viện trợ được chuyển từ kho của JICA về tới sân bay quốc tế Nội Bài tối 14/9. (Ảnh: JICA)
(PLVN) - Trước những mất mát to lớn mà bão Yagi gây ra, cộng đồng quốc tế đã thể hiện tình đoàn kết và sự quan tâm sâu sắc, đáng quý đối với Việt Nam. Không chỉ viện trợ, kinh nghiệm quốc tế về quản lý nguy cơ, giảm thiểu thiệt hại và hỗ trợ quá trình tái thiết sau thiên tai cũng rất quan trọng, giúp Việt Nam xây dựng các chiến lược dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm cuộc sống an toàn, bền vững cho người dân.

Quyết định của Tổng thống Ukraine Zelensky

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phê chuẩn quyết định của Hội đồng An ninh và Quốc phòng quốc gia Ukraine về việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với 6 cá nhân và hơn 40 pháp nhân từ 3 nước, trong đó có Nga.

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cảnh báo cứng rắn về chiến tranh hạt nhân

Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin. Ảnh: Duma Quốc gia Nga
(PLVN) - Sau khi Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết kêu gọi các nước EU dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí phương Tây với Ukraine, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin cảnh báo tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga chỉ mất hơn 3 phút để đến Strasbourg, nơi Nghị viện châu Âu họp.

Việt Nam nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/9, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho biết, ngày 18/9, trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Surya Deva - Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển đã có phiên đối thoại với các nước về các hoạt động của mình trong năm vừa qua.