Tiết lộ thêm đặc tính ưu việt của máy bay 'sát thủ' MiG-35 của Nga

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-35 của Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-35 của Nga
(PLVN) - Tờ The National Interest của Mỹ vừa có bài viết đánh giá cao những đặc tính của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-35 của Nga.

Theo tạp chí trên, máy bay MiG-35 là thành viên cuối cùng trong gia đình máy bay chiến đấu 2 động cơ MiG-29 của Nga. Máy bay này được sản xuất dựa trên thiết kế của máy bay MiG-29K.

Các máy bay chiến đấu này có được thiết kế để thực hiện một loạt các nhiệm vụ, bao gồm cả cho mục đích phòng không của lực lượng hải quân và giành ưu thế trên không, tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên mặt đất ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Máy bay thuộc thế hệ này sử dụng thiết kế khí động học hiệu quả hơn và vật liệu composite nhẹ hơn. 

Ngoài ra, tải trọng chiến đấu và phạm vi sử dụng vũ khí, hiệu quả cao trong việc sử dụng nhiên liệu của động cơ của máy bay cũng được đánh giá là ở mức cao.

“Về cơ bản, các máy bay thế hệ 4 ++ như vậy đã tận dụng tối đa các đặc tính của máy bay thế hệ thứ 4, đã được tăng tải trọng chiến đấu và tầm bắn của vũ khí, tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ và giảm tầm nhìn của radar thông qua việc sử dụng vật liệu hấp thụ radar hoặc sơn hấp thụ radar”, tờ The National Interest cho biết.

Vẫn theo bài viết, với những đặc tính ưu việt trên, MiG-35 là một trong những máy bay tốt nhất trong thế hệ 4 ++.

Các thông tin được công bố trước đó cho hay, máy bay MiG-35 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 24.500 kg, tải trọng ngoài tối đa là 6.500 kg, lực đẩy tối đa lên tới 18.000 kgf.

Máy bay có tốc độ tối đa là 2.100 km/h, trần thực tế là 16.000 m, tầm bay xa tối đa là 3.000 km. May bay do 1 hoặc 2 phi công điều khiển.

Cùng với đó, máy bay này còn có hệ thống vũ khí đa dạng. Tại 9 điểm của hệ thống treo bên ngoài, MiG-35 có thể mang nhiều loại vũ khí, từ các tên lửa điều khiển không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa; tên lửa không đối đất được thiết kế để tiếp cận các mục tiêu mặt đất cho đến bom trên không có thể điều chỉnh, tên lửa không điều khiển, bom trên không và bom sử dụng một lần có cỡ từ 100 đến 500 kg. 

Tập đoàn sản xuất máy bay MiG mới đây cũng đã tạo ra một hệ thống bảo vệ quá tải thông minh trên các máy bay MiG-29 và MiG-35.

Hệ thống này sẽ giúp cải thiện hệ thống tự động hóa trên máy bay, giúp kiểm soát quá tải tối đa, từ đó tăng sự an toàn khi lái và cho phép phi công thực hiện các cuộc không chiến dữ dội mà không bị phân tâm bởi bảng điều khiển. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.