Tiết lộ lý do khiến đường sắt Cát Linh-Hà Đông còn 1% nhưng mãi chưa xong

Đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Bộ Giao thông Vận tải vừa tiết lộ nguyên nhân đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ và đưa ra các giải pháp quyết liệt để dự án sớm hoàn thành, khai thác thương mại.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông liên tục bị lùi tiến độ, dù chỉ còn khối lượng hoàn thành rất nhỏ nhưng đây chính là “điểm găng” của dự án khiến chưa thể khai thác thương mại.

Tại buổi họp báo quý 3 vào chiều tối 27/9, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ ra nguyên nhân dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ.

Cụ thể, dự án chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu...

Về các thiết bị đã lắp đặt, Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được đầy đủ các chứng chỉ, hồ sơ... để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống; chưa hoàn thành đề cương vận hành chạy thử toàn hệ thống để cho tất cả các đoàn tàu chạy tử (thông tin tín hiệu, hệ thống bán vé...) để đồng bộ hóa làm cơ sở kiểm chứng hoạt động của thiết bị và đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống, nhân sự vận hành.

Dự án chưa bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng nên Tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống (Công ty Tư vấn ACT của Pháp) chưa có đủ cơ sở xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống và chưa đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định.

“Dù đã làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc về các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, vướng mắc song đến nay dẫn đến chưa vận hành, khai thác thương mại. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ động xử lý dứt điểm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết,” ông Đức nói.

Đánh giá công tác tập hợp hồ sơ của Tổng thầu chưa đáp ứng yêu cầu, ông Đức cho rằng, Tổng thầu có dự kiến tiến độ hoàn thành nhưng theo đánh giá của Bộ là chưa khả thi. Bộ Giao thông Vận tải đang yêu cầu Tổng thầu khẩn trương lập kế hoạch chi tiết cụ thể đối với từng hạng mục còn lại để xác định thời gian hoàn thành dự án sớm nhất. Sau khi chốt được mốc hoàn thành, Bộ sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhìn nhận, dự án còn tồn tại 1% rơi vào hoàn chỉnh hệ thống, khắc phục 1 số khiếm khuyết về thiết kế, chỉnh trang khu vực nhà ga nên khối lượng xây lắp không nhiều...

“Tồn tại lớn nhất là việc tập hợp hệ thống, hồ sơ đi kèm theo. Về cơ bản xây dựng đã được nghiệm thu nhưng phần lắp đặt thiết bị hồ sơ đi kèm chậm. Hiện, Bộ thuê tư vấn độc lập ACT của Pháp đánh giá 6/14 quy định, những điều kiện phải xem xét chứng chỉ, hồ sơ đảm bảo an toàn mới đưa vào khai thác thương mại và yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc phải cung cấp thêm để hoàn tất. Những phần không khả thi, Bộ yêu cầu Tổng thầu phải làm lại và việc tập hợp của Tổng thầu cũng chậm,” ông Đông khẳng định.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông được Bộ GT-VT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng tương đương 552 triệu USD. Quá trình thực hiện Dự án được điều chỉnh là 18.001,59 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Nguồn vốn sử dụng từ vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị 669,62 triệu USD và vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD.

Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói (EPC), trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Đọc thêm

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)