Tiết lộ bí mật sau bê bối Pháp bán tàu ngầm cho Malaysia:

Abdul Razak Baginda và nhân tình người Mông Cổ.
Abdul Razak Baginda và nhân tình người Mông Cổ.
(PLO) -Những tưởng bê bối nhận hối lộ trong thương vụ bán tàu ngầm cho Malaysia 15 năm trước (2002-2017) đã bị rơi vào quên lãng, nhưng hãng Channel News Asia đang khiến dư luận hồi tưởng lại khi dẫn quyết định truy tố của cơ quan điều tra Pháp. 

Theo đó, ông Philippe Japiot, cựu Chủ tịch hãng đóng tàu DCNI và ông Jean-Paul Perrier, cựu Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng và điện tử Thales, bị cáo buộc đã nhận hối lộ hàng trăm triệu euro trong thương vụ bán tàu ngầm cho Malaysia năm 2002.

Ngoài 2 người kể trên còn có 2 nghi can khác cũng đang bị điều tra, đó là Dominique Castellan, cựu Chủ tịch DCNI và Bernard Baiocco, cựu Chủ tịch hãng Thales International Asia. Ông Philippe Japiot bị truy tố tội "lạm dụng tài sản xã hội", còn ông Jean-Paul Perrier bị truy tố tội "đồng lõa lạm dụng tài sản xã hội".

“Lộ sáng”

Theo hãng Channel News Asia, 2 tháng trước (tháng 5-2017), ông Philippe Japiot và ông Jean-Paul Perrier bị thẩm vấn và bị truy tố với tội danh tham nhũng. Theo giới truyền thông, ông Philippe Japiot làm Chủ tịch hãng đóng tàu DCNI (chi nhánh quốc tế của tập đoàn đóng tàu hải quân Pháp, vừa đổi tên thành Tập đoàn Hải quân mới đây) trong giai đoạn 2001-2007.

 Và quyết định truy tố được đưa ra sau khi cơ quan điều tra thu thập đủ chứng cứ (điều tra từ năm 2010 theo yêu cầu của tổ chức nhân quyền Suaram ở Malaysia) cáo buộc hãng đóng tàu DCNI đã chi hơn 114 triệu euro cho công ty Perimekar, thuộc sở hữu của ông Abdul Razak Abdullah Baginda, thân tín của Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Tại thời điểm diễn ra thương vụ mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp trị giá 1,1 tỉ USD, ông Najib Razak đang là Bộ trưởng Quốc phòng. 

Vụ bê bối kể trên bị “lộ sáng” năm 2006, sau khi người mẫu Mông Cổ Altantuya Shaaribuu, bồ nhí của ông Abdul Razak Abdullah Baginda, bị bắn chết và thi thể bị cho nổ tung gần Kuala Lumpur. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, ông Abdul Razak Abdullah Baginda đã thuê 2 sát thủ, nguyên là vệ sỹ của ông Najib Razak giết cô Altantuya Shaariibuu sau khi bị người mẫu Mông Cổ “tống tiền”.

Cô Altantuya Shaariibuu từng yêu cầu ông Abdul Razak Abdullah Baginda phải chi 500.000 USD để nuôi con riêng và các chi phí khác. Chính vì thế án mạng đã xảy ra (tối 19-10-2006) khi cô Altantuya Shaariibuu muốn tới tư dinh sang trọng của ông Abdul Razak Abdullah Baginda tại Damansara Heights.

Tàu ngầm lớp Scorpene
Tàu ngầm lớp Scorpene

Trước khi có con riêng với ông Abdul Razak Abdullah Baginda, cô Altantuya Shaariibuu (từng được coi là một trong sáu người mẫu nổi tiếng nhất Mông Cổ) đã kết hôn 2 lần với 2 nhân vật nổi tiếng Mông Cổ. Năm 2009, hai sát thủ kể trên bị kết án tử hình, nhưng ông Abdul Razak Abdullah Baginda lại được tuyên trắng án. 

Nghi án tham nhũng

Hơn 5 năm trước (27-6-2012), Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia khi đó là ông Ahmad Zahid Hamidi đã phải điều trần trước Quốc hội về thương vụ mua tàu ngầm Scorpene. Bởi Bộ Quốc phòng Malaysia bị cáo buộc đã bán tài liệu bí mật về hải quân của nước này cho hãng Thales International Asia, một chi nhánh của DCNI và nhân vật trung gian giữa DCNI với Bộ Quốc phòng Malaysia là ông Abdul Razak Abdullah Baginda.

Theo giới truyền thông, hãng Thales International Asia đã mua tài liệu mật về hải quân Malaysia với giá 45 triệu USD và số tiền này được chuyển vào tài khoản của ông Abdul Razak Abdullah Baginda. 

Cơ quan chức năng Pháp cũng điều tra cái chết của người mẫu Mông Cổ Altantuya Shaariibuu (từ tháng 3-2012) bởi cô được thuê làm phiên dịch cho thương vụ này. Hơn 4 năm trước (trung tuần tháng 3-2013), những cáo buộc xung quanh nghi án tham nhũng trong thương vụ mua tàu ngầm Scorpene và những mờ ám về cái chết của người mẫu Mông Cổ Altantuya Shaariibuu lại được dư luận nhắc tới, sau cái chết đột ngột của thám tử tư Balasubramaniam.

Bởi thám tử tư Balasubramaniam là người được ông Abdul Razak Abdullah Baginda, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc gia Malaysia, bạn thân đồng thời là cố vấn chính trị của Thủ tướng Najib Razak thuê tạo bằng chứng chống lại cáo buộc giết người. Tại phiên tòa hôm 29-6-2007, một nhân chứng đã đưa ra bức ảnh trong đó có ông Abdul Razak Abdullah Baginda, cô Altantuya Shaariibuu và ông Najib Razak đang ăn tối tại một nhà hàng ở thủ đô Paris, Pháp.

Hơn 9 năm trước (24-6-2008), ông Najib Razak khi đó là Phó Thủ tướng từng bác bỏ cáo buộc của Raja Petra Kamaruddin, người sáng lập trang web “Malaysia Today” nổi tiếng ở Malaysia cho rằng, vợ ông, bà Rosmah Mansor liên quan tới vụ sát hại Altantuya Shaariibuu.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.