Tiếp vụ dấu hiệu vi phạm tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Người dân được lấy lại ruộng sau khi trả lại 62 triệu đồng

Trụ sở UBND xã Thành Lộc.
Trụ sở UBND xã Thành Lộc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như Báo PLVN đã phản ánh, dự án khu dân cư (KDC) tập trung Thành Lộc tại xã Thành Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) bị phản ánh khi chưa được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng đã thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB).

Cụ thể, ngày 13/12/2018, Nghị quyết 121/NQ-HĐND của HĐND tỉnh chấp thuận danh mục dự án phải thu hồi đất và chuyển đổi mục đích đất lúa trên địa bàn tỉnh năm 2019. Theo đó, xã Thành Lộc có diện tích đất lúa cần thu hồi 1,29ha chuyển sang hạng mục đất ở nông thôn.

Căn cứ Nghị quyết 121, tại Kỳ họp thứ 7 HĐND huyện Hậu Lộc (khóa XIX nhiệm kỳ 2016 - 2021) đã có Nghị quyết 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2019, thống nhất chủ trương quy hoạch xây dựng KDC tập trung trên địa bàn huyện. Trong đó xã Thành Lộc được xây KDC tập trung 4,23ha (tăng 2,94ha so với Nghị quyết 121).

Trong 4,23ha tại khu Đồng Cửa, thôn Thành Đông và Thành Sơn (xã Thành Lộc) được quy hoạch; có 2,96ha là đất ở nông thôn. Đất giao thông, thủy lợi là 1,03ha; 0,24ha đất sử dụng vào mục đích khác. Tiến độ thực hiện dự án từ 2019 đến 2025 (riêng năm 2019 diện tích thực hiện 1,5ha).

Đến ngày 10/12/2021, tại Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XVIII thông qua Nghị quyết 128/NQ-HĐND với nội dung: KDC Thành Lộc là công trình, dự án mới phải thu hồi 4,222ha. Cơ cấu SDĐ tại dự án được UBND tỉnh nêu trong Quyết định 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch SDĐ 2023 huyện Hậu Lộc.

Thế nhưng, trước đó 2 năm, ngày 7/1/2019, UBND huyện Hậu Lộc đã có ý kiến chấp thuận chủ trương, địa điểm thực hiện dự án KDC nông thôn tập trung xã Thành Lộc với diện tích khoảng 3,9ha tại Văn bản 18/UBND-TNMT.

Không chỉ vậy, theo một số người dân, việc tổ chức thực hiện GPMB (từ 2019) chưa tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục; dấu hiệu thu hồi đất không đúng quy định

Sau khi nhận được đơn của người dân, VKSND tỉnh đã có Văn bản 643/PC-VKS-TTr-KT (ngày 9/8/2023); Văn phòng Chính phủ có Văn bản 6422/VPCP-V.I (ngày 21/8/2023) gửi UBND tỉnh Thanh Hóa để giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 18/9/2023, UBND tỉnh có Công văn 13812/UBND-TD về việc xử lý đơn. UBND huyện sau đó tổ chức đối thoại với công dân và giao UBND xã Thành Lộc làm việc. Kết quả, công dân được trả lại ruộng lúa sau khi nộp lại số tiền hơn 62 triệu đồng do UBND xã Thành Lộc chi trả năm 2019.

Tại Văn bản số 2691/UBND-TNMT gửi Ban Nội chính Tỉnh uỷ và công dân, UBND huyện cho rằng: “Dự án Thành Lộc được HĐND tỉnh chấp thuận danh mục Nhà nước thu hồi đất tại Nghị quyết 182/NQ-HĐND ngày 31/12/2021, trong quá trình tổ chức thực hiện GPMB (…) đã nhận số tiền bồi thường, hỗ trợ với diện tích đất nông nghiệp là 62,886 triệu đồng”.

Thế nhưng, trả lời PV, Chủ tịch UBND huyện nói UBND huyện chưa thực hiện thu hồi đất, mà là mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa các cá nhân.

Theo ghi nhận của PV, bên cạnh dự án KDC nông thôn tập trung xã Thành Lộc, còn có dự án chợ nông thôn mới xã Thành Lộc. Dự án này được UBND huyện đồng ý chuyển đổi vị trí, địa điểm xây dựng tại Văn bản 19/UBND-TNMT ngày 7/1/2019 diện tích khoảng 1,2ha. Thế nhưng, theo phản ánh của người dân, chợ dân cư trước đây được quy hoạch gần đường lớn, sau khi chuyển địa điểm đã “nhường” vị trí này cho dự án KDC nông thôn tập trung.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, theo báo cáo của UBND huyện Hậu Lộc, dự án chợ nông thôn và KDC Thành Lộc được UBND huyện quyết nghị chủ trương lập quy hoạch tại Nghị quyết 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2019 với diện tích 4,23ha.

Trong khi đó, theo Nghị quyết 128/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh, dự án KDC nông thôn tập trung xã Thành Lộc phải thu hồi 4,222ha. Nếu tính cả diện tích chợ nông thôn (1,2ha) thì tổng diện tích là gần 5,5ha.

Như vậy, còn có một số số liệu chưa khớp mà cơ quan chức năng huyện Hậu Lộc cần tiếp tục làm rõ và công khai.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.