Tiếp tục thể chế hóa nhiều vấn đề nóng, bức xúc

(PLVN) - Ngày 16/5, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (gọi tắt là Chương trình); lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; xây dựng các văn bản quy định chi tiết.

Qua cuộc họp này, Bộ Tư pháp nắm thêm tình hình, có biện pháp nhắc nhở, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật cũng như các bộ, ngành cùng rà soát công việc, tiến độ để cùng nhau phối hợp tốt hơn.

Không để sai sót trong chỉnh lý

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến nêu một số nội dung cần thảo luận. Cụ thể, các bộ, ngành cho ý kiến, trao đổi về tình hình lập đề nghị các dự án luật, pháp lệnh cần lập đề nghị (Bộ Tư pháp chủ động tổng hợp thành Danh mục 1 căn cứ các văn kiện của Đảng, văn bản chỉ đạo điều hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ); về việc thực hiện Chương trình năm 2019 và chuẩn bị các dự án thuộc Chương trình năm 2020 (Danh mục 2). Bên cạnh đó, cần thông báo về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết (Danh mục 3); cho ý kiến để chuẩn bị báo cáo Quốc hội một số vấn đề liên quan đến dự kiến Chương trình năm 2020, điều chỉnh Chương trình năm 2019.


Theo đó, có một số dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết chưa được đưa vào chính thức nhưng thực tiễn đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền giao nhưng cũng chưa được đưa vào Chương trình. Chẳng hạn như dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại  Việt Nam; dự thảo Nghị quyết liên quan đến thi hành Luật Quy hoạch… Ngoài ra, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; dự thảo Nghị quyết về miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đề nghị Bộ Y tế tập trung nguồn lực soan thảo dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Sau khi lắng nghe phát biểu của đại diện các bộ, ngành về công việc liên quan của từng Danh mục, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị các bộ, ngành có dự án được thông qua tại Kỳ họp 7 Quốc hội sắp tới cần phối hợp tích cực, chủ động với các cơ quan của Quốc hội trong chỉnh lý theo ý kiến đại biểu Quốc hội, không để sai sót trong chỉnh lý. Đặc biệt, cần cử người có trách nhiệm tham gia chỉnh lý bám sát chính sách lớn đã được Chính phủ thông qua, dự thảo được trình, ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội; nếu có vấn đề lớn, chính sách phát sinh ngoài phương án Chính phủ trình thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo. Riêng dự thảo Nghị quyết liên quan đến Luật Quy hoạch, theo Thứ trưởng, hiện rất bức xúc, các bộ, ngành, địa phương phản ánh rất nhiều khó khăn, vướng mắc nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hoàn thành thủ tục, gửi hồ sơ cho Bộ Tư pháp để sớm trình Chính phủ báo cáo UBTVQH.

Kiến quyết không đưa vào Chương trình các dự án trình chậm thời hạn

Đối với các dự án chưa được bổ sung chính thức vào Chương trình, phải hoàn tất thủ tục để Chính phủ báo cáo UBTVQH trình Quốc hội bổ sung. Các dự án dự kiến đưa vào Chương trình trong thời gian tới, các bộ, ngành cần chuẩn bị kỹ hồ sơ lập đề nghị gửi Bộ Tư pháp thẩm định… “Các hồ sơ lập đề nghị trình không đúng thời hạn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ kiên quyết thì không đưa vào Chương trình” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Về văn bản quy định chi tiết, Thứ trưởng phân loại thành 3 nhóm. Nhóm 1 là các văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, hiện đang nợ 12 văn bản - tăng nhiều so với năm trước thì theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành cần quyết liệt kéo giảm văn bản nợ đọng. Nhóm 2 là các văn bản hướng dẫn các luật, pháp lệnh sắp có hiệu lực thi hành (37 văn bản), tuy chưa phải nợ đọng nhưng cũng chỉ còn hơn 1 tháng nữa nên Thứ trưởng lo ngại có thể sẽ làm tăng thêm số văn bản nợ đọng. Nhóm 3 là các văn bản hướng dẫn các luật, pháp lệnh sẽ được thông qua tại Kỳ họp 7 thì các bộ, ngành tiếp tục chủ động rà soát nội dung cần quy định chi tiết thi hành ngay trong quá trình Quốc hội thảo luận để chuyển Bộ Tư pháp hoàn chỉnh sao cho khi Quốc hội thông qua là trình được ngay Thủ tướng quyết định phân công nhiệm vụ chuẩn bị xây dựng các văn bản quy định chi tiết.


Lưu ý công việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là rất đồ sộ, Thứ trưởng mong muốn các bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ động, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức công việc để không thụ động, không vi phạm tiến độ, cải thiện và nâng cao chất lượng văn bản; huy động các chuyên gia giỏi tham gia; duy trì hoạt động phối hợp liên ngành. Đối với vấn đề phức tạp, chính sách lớn, cần thảo luận tập thể trong Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, trường hợp cần thiết báo cáo Lãnh đạo Chính phủ, cần thiết hơn nữa thì báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ để có kế hoạch báo cáo Bộ Chính trị.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.