Tiếp tục tập trung xây dựng 'Trường học hạnh phúc' tại Lạng Giang

Các đại biểu tham dự tọa đàm.
Các đại biểu tham dự tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức tọa đàm xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc" với mục tiêu hướng tới xây dựng 100% trường học không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.

Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 67 điểm cầu tại các trường học trên địa bàn huyện với khoảng 2,7 nghìn cán bộ, giáo viên tham gia.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang cho biết, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện thường xuyên quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao, kiên cố hóa trường, lớp học và giải quyết tình trạng thiếu lớp học, thiếu giáo viên mầm non.

Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố trong huyện đạt 97,5%, 100% trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 29 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, bậc học tiếp tục được củng cố đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng giáo dục toàn diện của huyện duy trì ổn định và có chuyển biến tích cực; giáo dục mũi nhọn được quan tâm.

Theo Phòng Giáo dục, từ năm học 2023 – 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang đã triển khai xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, mục tiêu hướng tới xây dựng 100% trường học không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, xây dựng ngôi trường “yêu thương, an toàn và tôn trọng”.

Với sự chủ động thay đổi, tìm tòi sáng tạo của các thầy, cô giáo, phong trào xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” đã đạt được kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến lớn trong các nhà trường và toàn ngành.

Để tiếp tục xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, tại cuộc tọa đàm, các đại biểu nêu nhiều ý kiến về đánh giá thực trạng việc xây dựng, triển khai mô hình; tập trung làm rõ những điểm nổi bật, các hạn chế trong các trường học, cơ sở giáo dục… “Hiến kế”, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với việc xây dựng mô hình trên địa bàn huyện, qua đó khơi dậy khát vọng và phong trào thi đua sôi nổi, tích cực, cụ thể hóa xây dựng mô hình này phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường.

Các giải pháp để xây dựng không gian, môi trường học tập mở, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, giúp học sinh, cán bộ, giáo viên có được môi trường học tập, làm việc an toàn, thân thiện, tạo cơ hội thuận lợi để tổ chức các hoạt động, nhiệm vụ dạy và học.

Trách nhiệm của hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường, thầy, cô giáo và học sinh trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, góp phần xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Biện pháp thúc đẩy đổi mới phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học, giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Vai trò của tổ chức công đoàn, đoàn viên công đoàn trong các nhà trường đối với việc xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Sau tọa đàm, huyện Lạng Giang đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, nhân dân, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh hiểu về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và những giải pháp xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, các trường học tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho hoạt động giáo dục, hướng tới đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, khang trang, hiện đại. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường; hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm, ý thức, đạo đức nghề nghiệp hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.

Đảng ủy các xã, thị trấn chỉ đạo các chi bộ trường học tổ chức sinh hoạt chuyên đề về xây dựng “Trường học hạnh phúc”, từ đó phát huy vai trò của cấp ủy, chi bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.