Cụ thể, trong hoạt động TCTHPL chưa có giải pháp thật sự hiệu quả, mang tính hệ thống để đạt được mục tiêu của thực thi pháp luật. Tính liên thông, kết nối giữa việc ban hành pháp luật và TCTHPL chưa được thực hiện, hoặc nếu có thì cũng chưa thông suốt, hiệu quả. Trên thực tế, các điều kiện đảm bảo TCTHPL cũng chưa được xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học, bài bản, khả thi trong quá trình xây dựng, ban hành luật, việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội trước khi ban hành luật chưa được chú trọng đúng mức, nặng tính hình thức và chưa được thực hiện thật sự hiệu qủa.
Cơ chế áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nhiều trường hợp cụ thể thiếu rõ ràng, không thống nhất dẫn đến khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.
Công tác TDTHPL mới được triển khai ở giai đoạn đầu, nhưng đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định hướng và xác định cụ thể nội dung công việc. Đến thời điểm này, công tác TDTHPL còn nhiều lúng túng cả về nội dung, phương thức theo dõi, xử lý kết quả… cũng như chưa có công cụ để thực hiện các hoạt động TDTHPL. Chính vì vậy, chưa đánh giá được tác động của công tác TCTHPL đối với nhà nước, người dân, xã hội và có những kiến nghị kịp thời, xác đáng để góp phần hoàn thiện pháp luật.
Vì vậy, để hoàn thiện pháp luật về công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2045, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác TCTHPL nhằm nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của công tác TCTHPL; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về TCTHPL, giải pháp trước mắt là nghiên cứu, sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Nâng cao hiệu quả công tác xâu dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết; tiếp tục kiện toàn và đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế làm công tác tổ chức thi hành và TDTHPL; tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác THPL; đổi mới về cơ chế phối hợp trong hoạt động TCTHPL.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình TCTHPL, đặc biệt là việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về tình hình thi hành pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động TCTHPL đảm bảo tính kết nối, liên thông và hiệu quả của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trong việc TCTHPL; tăng cường tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc theo dõi, giám sát thực hiện quyền lực của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.