Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.

Kế hoạch này nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc TAND tối cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo kế hoạch, thủ trưởng các đơn vị thuộc TAND tối cao phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc có liên quan đến tham nhũng; phải thực sự coi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nghiêm Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Quán triệt thực hiện nghiêm Quy định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án TAND tối cao về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND…

TAND tối cao cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Thực hiện rà soát, sửa đổi, loại bỏ các nội dung quy định không phù hợp với yêu cầu, các quy định thiếu chặt chẽ, dễ gây sơ hở để lợi dụng, tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản, thời gian lao động; xây dựng, hoàn thiện Đề án “Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong TAND” của Ban cán sự đảng TAND tối cao; xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong TAND.

TAND tối cao cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Trong đó, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính tư pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cơ quan, đơn vị; tiếp tục vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tòa án, trợ lý ảo, hệ thống giám sát và điều hành TAND phục vụ các hoạt động của tòa án.

TAND tối cao lưu ý việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng tham nhũng vặt; thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng; công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị.

Cùng với đó, TAND tối cao đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh có dấu hiệu tham nhũng; công bố, công khai kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; chú trọng, tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các tập thể, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm.

Liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, TAND tối cao còn ban hành Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024. Theo kế hoạch này, TAND tối cao sẽ xác minh tài sản, thu nhập đối với 60 cá nhân. Những người nằm trong danh sách xác minh thuộc các đơn vị sau: TAND cấp cao tại Hà Nội, TAND 2 cấp TP Hải Phòng, TAND 2 cấp tỉnh Thừa Thiên - Huế, TAND 2 cấp tỉnh Tiền Giang, TAND 2 cấp tỉnh Long An. Tại mỗi cơ quan nêu trên, cơ quan chức năng sẽ lựa chọn tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm để xác minh. Việc lựa chọn được thực hiện dưới hình thức bốc thăm ngẫu nhiên.

Theo TAND tối cao, việc xác minh tài sản, thu nhập sẽ giúp xem xét, đánh giá tính chính xác, kết luận về tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập; đồng thời kiểm soát sự biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Kết quả xác minh còn góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng (nếu có) và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, liêm chính, vững mạnh./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.

"Nhiều việc phải làm ngay để triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Một trong những ưu điểm của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là điều khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 72, bảo đảm để các cơ quan đã và sắp trình các dự án Luật, Nghị quyết không bị động về thời gian, hồ sơ trình… khi Luật sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025

Chậm nhất 5 năm, phải sắp xếp đúng quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết
(PLVN) - Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ: Khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định của pháp luật thì chậm nhất là 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.