Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo về tình hình xử lý và kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo về tình hình xử lý và kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật
(PLVN) - Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan để thảo luận, cho ý kiến về tài liệu phục vụ cuộc họp Ban Chỉ đạo về rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).

Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề xuất thành lập Ban chỉ đạo

Theo Báo cáo tại cuộc họp, trên cơ sở các Nghị quyết của Chính phủ, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp thứ nhất ngày 08/7/2024 của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), Bộ Tư pháp đã xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo; có Tờ trình số 59/TTr-BTP ngày 09/7/2024 trình Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo đối với 03 đồng chí gồm: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Tổng Thanh tra Chính phủ; có văn bản gửi các bộ đề nghị cử người tham gia Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo; chỉnh lý dự thảo Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo theo hướng rõ cơ quan thực hiện, lộ trình, thời hạn hoàn thành các công việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Về việc triển khai nhiệm vụ rà soát, xử lý kết quả rà soát được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, Ngày 26/6/2024, Bộ Tư pháp đã phát hành 03 Công văn gửi các bộ, ngành có liên quan để đề nghị cho ý kiến về việc thành lập Ban chỉ đạo; thực hiện cập nhật tình xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15; tiếp tục thực hiện rà soát văn bản QPPL theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ và tài liệu hướng dẫn kèm theo.

Đồng thời, liên quan đến phương án rà soát, xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số luật về thúc đẩy tăng trưởng, trên cơ sở tổng hợp thông tin, đề xuất từ các bộ, cơ quan, địa phương và phân tích từng phương án, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo xem xét, chỉ đạo việc triển khai thực hiện theo hướng trước mắt tập trung sửa đổi, bổ sung các nội dung vướng mắc, bất cập có tính cấp bách tại một số luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong các văn bản ở tầm luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Trên cơ sở kết quả rà soát bước đầu, Bộ Tư pháp đã tổng hợp một số nội dung của các luật cần xử lý.Cụ thể gồm: 08 Luật (Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách, Luật Quản lý thuế, Luật QLSDTS công, Luật Kế toán) với 43 nội dung, về các vấn đề như: thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; kéo dài dự án đầu tư công; tách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư công; Về phân loại dự án đầu tư công, Về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư công, Về các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP, Về hạn mức vốn Nhà nước tham gia trong dự án PPP, Về thẩm quyền đầu tư, Về xử lý đối với các dự án BT chuyển tiếp, Về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và phân cấp, uỷ quyền, Quy trình thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, Giải quyết vướng mắc còn tồn đọng của một số dự án đầu tư trong giai đoạn trước.

Thành lập Nhóm giúp việc và tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo

Trên cơ sở nội dung nhiệm vụ được giao và kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, trong thời gian tới, Thường trực Ban chỉ đạo cần tham mưu, tổ chức thành lập Nhóm giúp việc của Ban Chỉ đạo; đôn đốc các bộ, ngành khẩn trương gửi báo cáo về kết quả rà soát, xử lý sau rà soát về Bộ Tư pháp, trên cơ sở đó, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp thông tin, xây dựng báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát và tình hình xử lý đối với các vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra tại các báo cáo của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15.

Đồng thời, Thường trực Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì thực hiện xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong các văn bản ở tầm luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo Kế hoạch.

Cho ý kiến tại cuộc họp, đại diện các Bộ, ngành liên quan cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo và kết quả rà soát, xử lý kết quả rà soát bước đầu của Bộ Tư pháp, đồng thời cho ý kiến về những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập của bộ, ngành mình đã được chỉ ra tại các Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, các bộ, ngành sẽ tập trung tổng hợp, hoàn thiện báo cáo về tình hình xử lý và kết quả rà soát theo yêu cầu của Chính phủ, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đúng thời hạn tại Nghị quyết số 93/NQ-CP.

Đánh giá những điểm nghẽn và vấn đề cốt lõi để kịp thời xử lý

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trấn Tiến Dũng đánh giá cao ý kiến phát biểu, góp ý của các đại biểu. Thứ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng một luật sửa đổi một số luật với trọng tâm để giải quyết những bất cập, vướng mắc, điểm nghẽn cần được khẩn trương xử lý để thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng, hướng tới đạt được chỉ tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Đối với những Luật đã có trong Chương trình, kế hoạch, Thường trực Ban chỉ đạo cần tiếp tục thực hiện theo Chương trình, kế hoạch; đối với những Luật vừa có hiệu lực thì hạn chế xem xét, sửa đổi, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có những quy định gây cản trở sự phát triển, buộc phải xử lý ngay.

Thứ trưởng đề nghị các bộ ngành khẩn trương triển khai, cung cấp báo cáo kết quả rà soát văn bản cho Bộ Tư pháp tổng hợp, đồng thời đề nghị Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên gia của Bộ Tư pháp tiếp tục sàng lọc, tổng hợp các kết quả rà soát, kiến nghị từ các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Ban Chỉ đạo, đảm bảo đầy đủ các điểm nghẽn, vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ để làm cơ sở xây dựng luật. Đồng thời, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo cần phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội và một số địa phương (theo hình thức phù hợp) để tổng hợp, thảo luận, cho ý kiến về những bất cập, vướng mắc phát hiện qua rà soát để hình thành các nhóm vấn đề, làm cơ sở cho Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện nhiệm vụ xây dựng Luật với Ban Chỉ đạo.​

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.