Tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò của Hội Luật gia Việt Nam

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) -  Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khẳng định Hội sẽ không ngừng đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong bối cảnh đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn vươn mình của dân tộc.

Với vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp lớn mạnh với hơn 100.000 hội viên trên toàn quốc, Hội Luật gia Việt Nam cam kết đóng góp tích cực hơn nữa vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam nhiệm kỳ mới sẽ thảo luận và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV đã đề ra. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tập trung sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, trên cơ sở phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương tại Đại hội, Hội Luật gia Việt Nam sẽ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hành động phù hợp, khả thi trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Hội Luật gia Việt Nam sẽ kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước và thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới. Những thay đổi này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới mà còn đáp ứng kỳ vọng Hội là một địa chỉ đáng tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong thời gian tới, Hội sẽ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam mong muốn tất cả hội viên trên toàn quốc đồng lòng, đoàn kết thực hiện Nghị quyết Đại hội vừa được thông qua tại nhiệm kỳ 2024 - 2029. “Tôi mong rằng mỗi hội viên sẽ không ngừng hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Giống như chỉ đạo của đồng chí Trưởng Ban Nội chính Trung ương, chúng ta phải chủ động, quyết liệt, tham mưu và tổ chức thực hiện thay vì đợi các ban, Bộ, ngành giao nhiệm vụ. Với truyền thống và kinh nghiệm của mình, tôi tin tưởng Hội Luật gia Việt Nam chắc chắn sẽ phát huy được vai trò này”, ông Nguyễn Khánh Ngọc chia sẻ.

Theo thông tin từ Hội Luật gia Việt Nam, nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia các cấp đã phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, tập hợp rộng rãi đội ngũ các luật gia, từ các luật gia lão thành cho tới các luật gia là công chức, viên chức đang công tác và đội ngũ các luật sư, luật gia trẻ tự nguyện tham gia tổ chức Hội, hoạt động vì mục đích góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng và tiến bộ xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền tự do dân chủ của công dân; bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ; bảo vệ đường lối, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước, đóng góp thiết thực hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển chung của ngành, địa phương.

Hội Luật gia Việt Nam đã hoàn thành tốt các phương hướng, nhiệm vụ mà Đại hội Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIII đã đề ra trên các mặt công tác chính trị tư tưởng; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát, phản biện xã hội; nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật...

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Không chỉ ở cấp Trung ương, Hội Luật gia các tỉnh, thành phố trong nhiệm kỳ qua cũng rất tích cực đóng góp hơn 16.600 lượt ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; gần 51.000 lượt ý kiến và dự thảo văn bản của địa phương; tham gia kiểm tra, rà soát hơn 49.700 văn bản và đề nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung sau kiểm tra, rà soát gần 1.500 văn bản...

Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý ngày càng hiệu quả, thực chất. Trong những năm qua, các cấp Hội tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hướng về cơ sở, đặc biệt chú ý đến các đối tượng chính sách, người nghèo và Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các đối tượng này tiếp cận nhiều hơn với các văn bản pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật ngày một tốt hơn. Công tác hòa giải ở cơ sở được chú trọng củng cố, hội viên tích cực tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở và hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.

Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các cấp hội đã trực tiếp thực hiện phổ biến được gần 156.000 cuộc cho gần 800.000 người; phối hợp các cơ quan, tổ chức ở địa phương tổ chức được hơn 631.000 cuộc cho hơn 4.000.000 người; cung cấp thông tin văn bản pháp luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật hơn 4.100.000 bản; đăng tải trên trang thông tin điện tử, báo, tạp chí, mạng xã hội hơn 1.700.000 tin, bài; phối hợp thực hiện phổ biến pháp luật trong các cơ sở giáo dục tại địa phương được hơn 8.200 cuộc cho hơn 800.000 học sinh, sinh viên...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.