'Tiếp sức' cho thí sinh Hà Giang - Cà Mau thi tốt nghiệp THPT

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các tỉnh, thành trên cả nước bố trí lực lượng, chủ động các phương án để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trên địa bàn thi tốt nghiệp THPT...

Tại Hà Giang, trên 6.200 thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ở 32 điểm thi trên địa bàn. Trong đó có 5.422 thí sinh THPT, 521 thí sinh GDTX và 343 thí sinh tự do.

Sáng cùng ngày, một số địa phương trên địa bàn tỉnh có mưa to, đặc biệt thành phố Hà Giang mưa rất to. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chu đáo các phương án và hỗ trợ trực tiếp của lực lượng Công an và các đội thanh niên tình nguyện, các thí sinh đều đến điểm thi an toàn.

Lực lượng chức năng hỗ trợ các thí sinh ở Hà Giang

Hội đồng thi của tỉnh Hà Giang đã huy động hơn 1.500 lượt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 281 cán bộ các ngành làm công tác thi, phục vụ và đảm bảo an toàn kỳ thi. Tỉnh đoàn thành lập 32 đội tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” với gần 1.000 tình nguyện viên.

Tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh tại 32 điểm thi với các hoạt động nổi bật như: Hướng dẫn thí sinh vào phòng thi, lập đội xe ôm tình nguyện đưa đón thí sinh, phát nước uống miễn phí, huy động xã hội hóa các bữa ăn cho học sinh nghèo, ở xa, hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông khu vực điểm thi...

Các thí sinh tham gia thi THPT tại điểm thi trường THPT Lê Hồng Phong (TP Hà Giang)

Các thí sinh tham gia thi THPT tại điểm thi trường THPT Lê Hồng Phong (TP Hà Giang)

Các địa phương hỗ trợ kinh phí, bố trí chỗ ăn, nghỉ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến điểm thi an toàn, đúng thời gian. Trong đó, huyện Quang Bình hỗ trợ cho 124 học sinh ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, xa điểm thi 50 nghìn đồng/em/ngày trong các ngày thi với tổng số tiền 18,6 triệu đồng; huyện Vị Xuyên bố trí chỗ ở cho học sinh ở xa tại các trường học gần kề điểm thi, huy động xã hội hóa hỗ trợ toàn bộ bữa ăn sáng, ăn trưa cho học sinh nghèo, phát miễn phí hàng nghìn hộp sữa, bánh ăn nhẹ và nước lọc trị giá trên 50 triệu đồng.

Tại Hải Phòng, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức thi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã trò chuyện, gặp gỡ các lực lượng đang hỗ trợ kỳ thi tại điểm thi trường THPT Thái Phiên và trường THPT chuyên Trần Phú. Bộ trưởng cũng lưu ý cán bộ coi thi nhắc thí sinh không bắt buộc phải đeo khẩu trang, động viên các thầy cô giáo và thí sinh giữ gìn sức khỏe hoàn thành tốt Kỳ thi.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiểm tra công tác tổ chức Kỳ thi tại điểm trường THPT chuyên Trần Phú

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP Hải Phòng, TP có 22.723 thí sinh dự thi, trong đó có 1.903 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp; 20.193 thí sinh thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng; 627 thí sinh chỉ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Trước đó, Sở GD&ĐT đã lập 4 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 100% Trường THPT, phổ thông nhiều cấp học, Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn về công tác hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp, hướng dẫn học sinh điền phiếu đăng ký dự thi đầy đủ, nhập thông tin của thí sinh trên phần mềm quản lý thi chính xác, bổ sung chỉnh sửa, đính chính thông tin còn sai sót, thiếu của thí sinh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Ban Chỉ đạo thi các tỉnh, TP phát huy hết tinh thần trách nhiệm, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Ban Chỉ đạo thi các tỉnh, TP phát huy hết tinh thần trách nhiệm, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao.

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được sử dụng cho nhiều yêu cầu về chuyên môn và các mục đích khác nhau. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo thi các tỉnh, TP phát huy hết tinh thần trách nhiệm, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo TP Hải Phòng kiểm tra thực tế tại các điểm trường.

Lãnh đạo TP Hải Phòng kiểm tra thực tế tại các điểm trường.

Cũng trong sáng 28/6, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam đã kiểm tra thực tế tại điểm thi các trường: THPT Lê Hồng Phong, THCS Trần Văn Ơn và THPT Ngô Quyền.

Lãnh đạo TP và lãnh đạo Sở GD&ĐT động viên lực lượng tình nguyện.

Lãnh đạo TP và lãnh đạo Sở GD&ĐT động viên lực lượng tình nguyện.

Theo báo cáo nhanh của Sở GD&ĐT TP Hải Phòng, trong môn thi đầu tiên là Ngữ văn, tổng số thí sinh dự thi là 22.536 em, vắng 96 em, không có thi sinh nào vi phạm quy chế thi.

Lực lượng tình nguyện chỉ dẫn vị trí các phòng thi cho thí sinh tại Hải Phòng.

Lực lượng tình nguyện chỉ dẫn vị trí các phòng thi cho thí sinh tại Hải Phòng.

Lực lượng CSGT và tình nguyện viên thường trực cổng điểm thi để hỗ trợ các thí sinh.

Lực lượng CSGT và tình nguyện viên thường trực cổng điểm thi để hỗ trợ các thí sinh.

Tại Quảng Ninh, hơn 16.000 thí sinh hoàn thành ngày thi đầu tiên. Tỉnh tổ chức 1 Hội đồng thi với 37 điểm thi, tương ứng với 701 phòng thi. Sở GD&ĐT tỉnh – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan điều động 2.667 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia thực hiện nhiệm vụ thi theo Quy chế thi và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cũng cử 100 cán bộ, giảng viên của Học viện Ngân hàng và Đại học Y Hà Nội đến làm nhiệm vụ tại các điểm thi trên địa bàn.

Tỉnh Quảng Ninh không có mưa, trời nắng nhẹ, mát mẻ, tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh tới các điểm thi với sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái.

Hầu hết các thí sinh đều có mặt tại các điểm thi đúng giờ, nghiêm túc thực hiện các quy định.

'Tiếp sức' cho thí sinh Hà Giang - Cà Mau thi tốt nghiệp THPT  ảnh 9

Tại điểm thi THPT Bạch Đằng, TX Quảng Yên.

Tại các điểm thi, công tác tổ chức, phục vụ, đảm bảo an ninh an toàn cho kỳ thi được triển khai thực hiện khá tốt. Lực lượng CSGT, công an khu vực được điều động tăng cường giám sát vòng ngoài, đảm bảo ATGT, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho điểm thi và các thí sinh. Tất cả các điểm thi đều có cán bộ y tế và lực lượng thanh niên tình nguyện túc trực, phối hợp hỗ trợ thí sinh.

Các thí sinh sẵng sàng làm bài thi.

Các thí sinh sẵng sàng làm bài thi.

Bên trong các điểm thi, cán bộ làm công tác coi thi thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công; hướng dẫn chi tiết Quy chế thi, quy định của kỳ thi cho thí sinh; động viên, tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh hoàn thành tốt bài thi.

Tại Bạc Liêu có 6.382 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Tỉnh tổ chức 16 điểm thi với 277 phòng thi, 24 phòng chờ và 31 phòng dự phòng. Tổng số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, y tế, lực lượng đảm bảo an toàn cho kỳ thi là 1.149 người.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu và các thành viên trong Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thăm hỏi, động viên các thí sinh trước khi các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu và các thành viên trong Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thăm hỏi, động viên các thí sinh trước khi các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tại điểm thi số 02 (Trường THPT Bạc Liêu, TP. Bạc Liêu) có 650 thí sinh đăng ký dự thi. Đây cũng là điểm thi có số lượng thí sinh tham gia thi đông nhất trong 16 điểm thi trên địa bàn tỉnh. Ban coi thi đã bố trí 28 phòng thi chính thức cho các thí sinh. Ngoài ra, có 5 phòng chờ và 3 phòng thi dự phòng. Điểm thi này có 105 lực lượng tham gia công tác coi thi. Trong đó có 65 cán bộ coi thi, 14 cán bộ giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cán bộ, giảng viên đến từ Trường Đại học sư phạm Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).

Tại điểm thi số 05 đặt tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Bạc Liêu (huyện Hòa Bình) có tổng số 336 thí sinh tham gia kỳ thi là học sinh đến từ các trường: Phổ thông Dân tộc Nội trú Bạc Liêu, THPT Lê Thị Riêng, THCS và THPT Trần Văn Lắm. Điểm thi có 14 phòng thi, 2 phòng thi dự phòng và 60 cán bộ tham gia coi thi, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự và y tế…

Ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Bạc Liêu động viên, khích lệ các thí sinh tại điểm thi trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Bạc Liêu trước giờ thi.

Ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Bạc Liêu động viên, khích lệ các thí sinh tại điểm thi trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Bạc Liêu trước giờ thi.

Trước khi thí sinh chính thức bước vào môn thi đầu tiên, ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Bạc Liêu năm 2023 cùng lãnh đạo Sở GD-ĐT đã đến điểm thi số 5 thăm hỏi, động viên tinh thần các thí sinh hãy thật bình tĩnh, tự tin, cố gắng giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt là chúc các em vận dụng tốt những kiến thức đã học, ôn tập để hoàn thành các môn thi, đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng năm nay.

Tại điểm thi số 01 (Trường THPT chuyên Bạc Liêu, TP Bạc Liêu), tình nguyện viên “Tiếp sức mùa thi” đã đến điểm thi từ rất sớm để hỗ trợ thí sinh. Điểm thi này có 528 TS, được phân bổ tại 22 phòng thi và điểm thi còn bố trí thêm 3 phòng thi dự phòng.

Đội hình thanh niên tình nguyện phát nước cho các thí sinh.

Đội hình thanh niên tình nguyện phát nước cho các thí sinh.

Tại huyện Đông Hải, có 622 thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại 2 điểm thi: số 11 (Trường THPT Điền Hải, xã Điền Hải) và điểm thi số 12 (Trường THPT Định Thành, xã Định Thành). Trong đó, điểm thi số 11 có TS, là học sinh của Trường THPT Điền Hải và Trường THPT Gành Hào; điểm thi số 12 có 200 TS của Trường THPT Định Thành.

Cũng trong sáng 28/6, trước giờ các thí sinh vào phòng thi, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu và các thành viên trong Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đã đến thăm hỏi, động viên các thí sinh trước khi các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tại Cà Mau có hơn 9.800 thí sinh dự thi. Tỉnh Cà Mau tổ chức 17 điểm thi chính thức (7 điểm thi tại thành phố Cà Mau, các điểm thi còn lại đặt tại các huyện) và 2 điểm thi dự phòng, với 414 phòng thi. Riêng huyện Ngọc Hiển không bố trí điểm thi.

Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Cà Mau, thăm và nhắc nhở các đội hình “Tiếp sức mùa thi” chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hỗ trợ an toàn tuyệt đối cho thí sinh (Ảnh: Vũ Thanh Anh).

Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Cà Mau, thăm và nhắc nhở các đội hình “Tiếp sức mùa thi” chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hỗ trợ an toàn tuyệt đối cho thí sinh (Ảnh: Vũ Thanh Anh).

Tại điểm thi C1 - Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau) có 600 thí sinh tham gia dự thi, với 25 phòng thi. Sau lễ khai mạc, các thí sinh bước vào thi môn đầu tiên là Ngữ văn (buổi sáng, 120 phút) và Toán (buổi chiều, 90 phút).

Các thí sinh thi tại điểm Trường THCS Nguyễn Thái Bình (thị trấn U Minh, huyện U Minh).

Các thí sinh thi tại điểm Trường THCS Nguyễn Thái Bình (thị trấn U Minh, huyện U Minh).

Điểm thi tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình (thị trấn U Minh, huyện U Minh) có tổng số 460 thí sinh đăng ký dự thi của 2 trường: THPT U Minh và THPT Khánh Lâm. Điểm thi được bố trí 20 phòng thi chính thức và 1 phòng thi dự phòng.

Tin cùng chuyên mục

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.