Tiếp nhận tiền từ thiện thế nào cho hiệu quả và đúng luật?

Hiện trường sự việc
Hiện trường sự việc
(PLVN) - "Việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ luật dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, giảm bớt những nghi ngờ, tiêu cực, những vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện". Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho hay. 

Kể từ khi xảy ra vụ hoả hoạn kinh hoàng khiến 56 người tử vong tại chung cư mini ở ngõ 29/70 phố Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), nhưng những người dân vẫn chưa hết bàng hoàng và thương xót.

Sau vụ cháy, nhiều địa phương đoàn thể kêu gọi, tiếp nhận tiền từ thiện, nhu yếu phẩm mong sao chia sẻ những mất mát, khó khăn với những nạn nhân.

Tuy nhiên, dư luận có khá nhiều ý kiến về việc cá nhân, tổ chức kêu gọi thực hiện đóng góp từ thiện thế nào cho hiệu quả và đúng luật? Cá nhân có được đứng ra kêu gọi từ thiện không? Hoạt động từ thiện của cá nhân được điều chỉnh như thế nào? Việc công khai minh bạch ra sao?

Liên quan đến nội dung này, Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết:

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại Thanh Xuân, Hà Nội khiến năm mươi sáu người tử vong, nhiều người bị thương, thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản khiến nhiều người gặp rất nhiều khó khăn, éo le cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Chính vì vậy, một số tổ chức cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào gặp hoạn nạn trong vụ này là rất cần thiết.

Tuy nhiên việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ luật dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, giảm bớt những nghi ngờ, tiêu cực, những vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện. ​

Cụ thể, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính Phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định: Ngoài các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được kêu gọi từ thiện thì cá nhân có đủ năng lực hành vi được quyền tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

​Về việc cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện được quy định cụ thể tại Mục 2, từ Điều 17 đến Điều 19 của Nghị định này, cụ thể như sau: ​Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. ​

Đồng thời, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Mặt khác, cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện. ​

Về việc phân phối, sử dụng nguồn đóng góp từ thiện thì căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) chậm nhất để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết tại khoản 1 Điều 17 và quy định tại Nghị định này, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).

Chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban Vận động cùng cấp (nếu có) hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân.

Cũng theo luật sư Cường, ​về việc quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện thì tại Điều 19 Nghị định này cũng quy định rõ các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. ​

Cụ thể, công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành; ​Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện; ​Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện; Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng; ​Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.​ ​

Nghị định này cũng nghiêm cấm việc báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Bởi vậy, việc các cá nhân đứng ra kêu gọi, tiếp nhận, quản lý, phân phát tiền, quà từ thiện cho những người gặp khó khăn trong vụ hỏa hoạn này cần phải tuân thủ quy định của nghị định mới của chính phủ về việc kêu gọi vận động từ thiện để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra hiệu quả nhất, hợp lý nhất, phát huy tối đa những giá trị tích cực của cộng đồng, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ kịp thời đối với những người gặp khó khăn và tránh được những nghi ngờ, điều tiếng, hệ lụy có thể xảy ra từ hoạt động từ thiện.

Đọc thêm

Quy định xử lý, mức phạt hành vi đua xe và cổ vũ đua xe trái phép

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bạn đọc hỏi: Hiện nay, nạn đua xe trái phép có dấu hiệu xuất hiện trở lại và hậu quả của hành vi đua xe trái phép đang là một vấn đề gây bức xúc đối với người dân. Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi đua xe trái phép và người cổ vũ đua xe trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Hai hành vi nêu trên được quy định xử phạt cụ thể tại văn bản nào?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Tiến Đạt (Thái Nguyên) hỏi: Tôi mới thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ với hơn 20 công nhân. Xin hỏi, các doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không? Nếu không đăng ký nội quy lao động thì có bị xử phạt không?.

Đang là Trưởng thôn, có được kiêm nhiệm và tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở?

Ảnh minh họa. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Luật không cấm người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia hoạt động trong các lực lượng, tổ chức khác hoặc người đang tham gia các lực lượng, tổ chức khác tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tuy nhiên, việc kiêm nhiệm thêm chức danh khác phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Có được chuyển nhượng lại cho người khác khi chỉ có hợp đồng công chứng mua bán nhà, đất với chủ trước?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Trần Liên (Thừa Thiên Huế) hỏi: Tôi và ông B có ký hợp đồng mua bán tại Văn phòng công chứng vào ngày 16/3/2022. Cùng ngày, tôi thanh toán cho ông B số tiền là 1 tỷ 500 triệu, tương đương 95% giá trị thửa đất. Sau đó, tôi làm thủ tục sang tên nhưng chưa được giải quyết. Nay tôi cần tiền gấp nên có ý định bán thửa đất đó. Xin hỏi, tôi có thể bán được không? Hợp đồng công chứng có giá trị xác lập quyền sở hữu nhà, đất chưa?

Đất công ích được thu hồi như thế nào và hồ sơ gồm những gì?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) -  Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Khi kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Phạm Trung (Phú Thọ) hỏi: Tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp tại TP Hà Nội. Năm nay tôi dự kiến sẽ kết hôn. Vậy cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi kết hôn tôi sẽ được nghỉ làm việc mấy ngày?

Công ty có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hưng Yên) hỏi: Tôi là công nhân tại một công ty sản xuất thực phẩm. Do có nhiều đơn hàng cần giao nên công ty điều động công nhân làm thêm giờ (mỗi ngày làm việc 12 tiếng) nhưng vẫn trả lương bằng mức lương cơ bản. Xin hỏi, công ty có được ép buộc người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca không?

Người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật nặng có được hưởng chế độ hỗ trợ không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hồng (Thái Nguyên) hỏi: Em gái tôi bị khuyết tật nặng từ khi sinh ra, mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải do người nhà chăm sóc. Năm ngoái mẹ tôi mất nên hiện nay em gái tôi được chị gái tôi chăm sóc. Do phải chăm sóc cho em gái nên chị gái tôi không còn thời gian để đi làm thêm. Tôi có tìm hiểu thì được biết có chế độ hỗ trợ tiền cho người chăm sóc người khuyết tật. Xin hỏi, trường hợp gia đình tôi có được hưởng chế độ hỗ trợ nào không?

Có phải khai báo khi mang tiền mặt về Việt Nam?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Huyền (Sóc Trăng) hỏi: Tôi có một người bạn thân đang muốn mang tiền mặt là ngoại tệ về Việt Nam (khoảng 35.000 USD). Xin hỏi, đi qua hải quan có cần khai báo không? Nếu có thì thủ tục khai báo như thế nào?

Thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Lê Thảo (Thái Nguyên) hỏi: Cháu của tôi bị tuyên án phạt tù 2 năm 9 tháng về tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên Tòa án cho hưởng án treo. Trước khi tuyên án, cháu của tôi đã bị tạm giam khoảng 6 tháng. Vậy xin hỏi, thời gian tạm giam có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng hưởng án treo không?

Có được cấp lại giấy khai sinh cho trẻ đã khai sinh ở nước ngoài?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Bùi Nhị (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi: Con tôi sinh ra tại Nhật Bản, đã làm giấy khai sinh ở bên Nhật Bản. Gia đình tôi hiện đã về Việt Nam. Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, cần giấy khai sinh để làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, tôi phát hiện giấy khai sinh bị mất. Xin hỏi, tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con được không? Nếu được thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp này? Thủ tục xin cấp lại?

Bên cho vay có quyền yêu cầu Tòa án ngăn chặn tẩu tán tài sản của bên vay?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Văn Khoa (Quảng Nam) hỏi: Tôi có cho anh A vay tiền, số tiền là 2 tỷ. Tuy nhiên, đã quá hạn rất lâu nhưng anh A không trả. Tôi có đòi nhiều lần thì anh A hứa hẹn nhưng vẫn không trả. Do vậy, tôi có làm đơn khởi kiện. Theo tôi được biết thì anh A có rất nhiều bất động sản. Vậy tôi có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản của anh A được không?

Cần làm gì khi mua lại xe “dính” phạt nguội?

Luật sư Trần Thị Loan.
(PLVN) - Bạn Gia Uyên (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa mua lại 1 chiếc xe ô tô từ một người mới quen, chiếc xe này đã sang chính chủ tên tôi. Tuần trước đem xe này đi đăng kiểm thì mới biết xe bị phạt nguội 3 lỗi, bởi vậy không thể đăng kiểm cho xe được. Vậy xin hỏi giờ tôi phải làm thế nào để được đăng kiểm? Trường hợp nếu không liên lạc lại được người quen, hoặc là người đó không đồng ý nộp phạt 3 lỗi đó thì phải xử lý như thế nào?