Anh Lanh với thương tích ở tay. |
Ngày 24/6/2021, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bảo Lâm ra Thông báo kết quả điều tra vụ án số 37 và Công văn số 656 ngày 23/6/2021, nêu: “Đối với ông Đỗ Đình Dũng (GĐ Cty An Việt), qua điều tra, xác minh đến nay không đủ tài liệu chứng cứ xác định ông Dũng có liên quan đến vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 23/5/2020 tại thôn 6 xã Lộc Tân”.
Ngày 5/7/2021, Công an huyện Bảo Lâm ra Quyết định số 06 “Không chấp nhận đơn khiếu nại” của anh Lanh. Ngày 22/7/2021, VKSND huyện ra Quyết định số 98: “Với hành vi của ông Đỗ Đình Dũng, quá trình điều tra, CQĐT Công an Bảo Lâm không đủ căn cứ xác định ông Dũng có liên quan trong vụ án nêu trên”. Từ đó “không chấp nhận” đơn khiếu nại của anh Lanh với quyết định giải Quyết khiếu nại số 06 ngày 7/7/2021 của Công an huyện Bảo Lâm.
Về phía anh Lanh, vẫn cho rằng không nhất trí với 2 quyết định nói trên. Tại các biên bản hỏi cung các bị can Đinh Ngọc Hoàng ngày 14/6/2021, Phạm Văn Thực ngày 14/6/2021 đều thể hiện nội dung Hoàng và Thực là nhân viên bảo vệ của Cty An Việt mà ông Dũng là GĐ. Tại biên bản hỏi cung bị can Nguyễn Trần Duy Phú ngày 4/6/2021, Đỗ Hoàng Quân ngày 3/6/2021 đều thể hiện Phú và Quân là người trực tiếp gây thương tích cho anh Lanh cùng với Thực và Hoàng. Trong khi Thực, Hoàng, Phú, Quân đều không quen biết anh Lanh. Nếu không có nguồn cơn gì, thì tại sao 4 đối tượng này vô cớ vào hái chè, mang theo sẵn hung khí nguy hiểm và tấn công gây thương tích cho anh Lanh?
Anh Lanh cho rằng Công an huyện Bảo Lâm cần áp dụng biện pháp áp giải với ông Dũng để lấy lời khai làm sáng tỏ vụ án, cũng như VKS huyện cần thực hiện hết trách nhiệm với đề nghị của anh Lanh.
Theo LS Hoàng Thế Trọng (Đoàn LS Lâm Đồng): Căn cứ khoản 2, Điều 127 BLTTHS, CQĐT Công an huyện Bảo Lâm cần thực hiện việc áp giải, dẫn giải ông Dũng để điều tra làm rõ vụ án. Việc áp giải, dẫn giải là biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Biện pháp dẫn giải không chỉ được áp dụng với người làm chứng, mà còn có thể được áp dụng đối với người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Qua đó, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục được khó khăn khi giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác, tránh bỏ lọt tội phạm.