Tiếng Anh không còn là môn thi tốt nghiệp bắt buộc, 'cư dân mạng' nói gì?

Thí sinh Hà Nội tham dự môn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Ảnh: Minh Trang
Thí sinh Hà Nội tham dự môn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Ảnh: Minh Trang
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn nhận được nhiều ý kiến ủng hộ vì giảm áp lực cho thí sinh, gọn nhẹ trong tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến cho rằng tiếng Anh là môn thi tự chọn là chưa phù hợp.

Chiều 29/11, Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn thi, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và hai môn lựa chọn (từ các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Theo công bố kết quả khảo sát của Bộ GD&ĐT trước đó, phương án thi 4 môn này được nhiều ý kiến ủng hộ vì giảm áp lực cho thí sinh, gọn nhẹ trong tổ chức.

Trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều người đồng tình, ủng hộ phương án thi này. Tài khoản có tên H.T.P chia sẻ: "Tiếng Anh là điều kiện cần thôi, hợp lý khi không lựa chọn là môn bắt buộc. Mỗi học sinh đều có thế mạnh để được phát huy môn học sở trường và yêu thích".

Đồng tình quan điểm trên, một độc giả giấu tên bày tỏ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ thi 2 môn bắt buộc. Cảm ơn Bộ GD&ĐT đã lắng nghe ý kiến của các bậc phụ huynh. Hãy tập trung phát triển đất nước giàu bản sắc hơn nữa qua môn Văn. Làm thế nào để tiếng Việt được yêu thích trên thế giới chứ không phải tiếng Anh".

"Đây là phương án tối ưu nhất, cân bằng cả việc học lẫn nhu cầu của học sinh và gia đình. Phương án này cũng chấm dứt luôn sự "bành trướng" của môn ngoại ngữ tại các địa phương hiện nay khi có những học sinh lựa chọn ngành nghề không liên quan đến ngoại ngữ hoặc chọn đi học nghề. Phương án giảm tải cho cả học sinh và gia đình. Tôi ủng hộ", một độc giả khác nêu.

Bên cạnh những quan điểm đồng tình, một số quan điểm khác băn khoăn khi tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc.

Độc giả N.C bày tỏ quan điểm: "Tôi thì không ủng hộ việc để môn ngoại ngữ là lựa chọn chứ không phải bắt buộc. Đất nước ngày càng hội nhập thì việc đào tạo ngoại ngữ là cái đầu tiên cần làm. Nếu không là môn bắt buộc các trường, các em học sinh sẽ không chú trọng học ngoại ngữ dẫn đến chúng ta khó hội nhập được".

"Dù có thi tiếng Anh hay không, tri thức thế giới vẫn ở nơi nói tiếng Anh. Dù có muốn hay không, công việc, xu hướng vẫn ở nơi nói tiếng Anh. Dù cho các bạn trẻ không lựa chọn thi tiếng Anh, nhưng để hội nhập thì các bạn cần tiếng Anh. Biết 1 thứ tiếng sẽ thiệt thòi, sau này cố gắng rất khổ", cư dân mạng Đ.T.D viết.

Tài khoản có tên P.T.L cho rằng: "Nếu đã đặt mục tiêu tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2, chứ không phải ngoại ngữ, thì phải đẩy mạnh môn tiếng Anh. Thời gian qua chúng ta đã cải thiện rất nhiều nhưng chưa được như mong đợi. Tôi nghĩ nên giữ thi tiếng Anh và giảm khối lượng chương trình học sẽ hiệu quả hơn".

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến về ba phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Ở cả 3 phương án, học sinh đều sẽ thi 2 môn trong số các môn lựa chọn nhưng khác nhau ở số môn thi trong nhóm các môn học bắt buộc.

Phương án 1 (4+2), học sinh sẽ thi 6 môn, gồm cả 4 môn học bắt buộc và hai môn lựa chọn.

Phương án 2 (3+2), học sinh sẽ thi 5 môn, gồm ba môn học bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và hai môn lựa chọn.

Phương án 3 (2+2), học sinh sẽ thi 4 môn, gồm hai môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và hai môn lựa chọn.

Đọc thêm

Lê Chân (Hải Phòng): Khẩn trương làm rõ thông tin bé 5 tuổi bị 'bạo hành' tại trường mầm non

Trường Mầm non An Dương nơi xảy ra vụ việc.
(PLVN) - UBND quận Lê Chân (TP Hải Phòng) cho biết, sau khi có thông tin trên mạng xã hội (Facebook có tên “Hậu Trần”) có nội dung phản ánh con 5 tuổi đi học tại Trường Mầm Non An Dương, sau khi đi học về có vết bầm tím từ cánh tay và sau lưng, đồng thời nhận được báo cáo của trường Mầm non An Dương về sự việc trên.

Nhiều đại học 'hot' công bố điểm sàn

Ảnh minh họa

(PLVN) - Thời điểm này, nhiều đại học hot ở Hà Nội và TP HCM đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024, trong đó có điểm thi tốt nghiệp, xét học bạ, điểm thi đánh giá tư duy, thi đánh giá năng lực, điểm chứng chỉ quốc tế...

'Gắn việc học đi đôi với hành'

Ảnh minh họa.
(PLVN) - “Gắn việc học đi đôi với hành”, là một ý quan trọng trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khi dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI, tổ chức tại Đại học (ĐH) Cần Thơ mới đây.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Những lưu ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mùa tư vấn tuyển sinh 2024 tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cho biết, thời điểm kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ. So với năm 2023, số lượng năm nay có tăng nhưng không đáng kể.