Tiến tới Đại hội MTTQ các cấp: Phải gắn trách nhiệm với nhân dân

Tiến tới Đại hội MTTQ các cấp: Phải gắn trách nhiệm với nhân dân
(PLO) - Chuẩn bị Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2019-2024, PLVN xin giới thiệu ý kiến trao đổi của đồng chí Nguyễn Hữu Châu, nguyên ủy viên Đảng Đoàn ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM về vai trò, trách nhiệm và công tác xây dựng Mặt trận.

Những ngày đầu tháng 7/2018, Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) 63 tỉnh, thành họp tại Nghệ An đã trao đổi sơ bộ về Đại hội UBMTTQ các cấp tiến tới Đại hội MTTQ Việt Nam (VN) lần thứ IX nhiệm kỳ 2019- 2024, nhất là về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận trước nhân dân. Bên cạnh mặt thành quả là cơ bản, hội nghị còn trăn trở về chất lượng công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là về công tác tổ chức và cán bộ.

Để chuẩn bị tốt Dự thảo báo cáo Đại hội MTTQ VN các cấp theo Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng (sẽ đưa ra cho nhân dân góp ý kiến), xin có mấy kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

1) Cần nghiêm túc xác định đúng và bảo đảm tính thực chất về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ VN: là liên minh chính trị, liên hiệp các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân tiêu biểu các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài. Chức năng, nhiệm vụ hàng đầu của MTTQ VN là tập họp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2) Chức năng, nhiệm vụ của MTTQ VN và chương trình công tác nêu trong Hiến pháp 2013, Luật Mặt trận, Điều lệ Mặt trận cần gọn, thống nhất để MTTQ các cấp dễ thực hiện, không lẫn lộn.

3) Tình hình, dư luận xã hội, phải nói lên được những bức xúc của người dân không chỉ xung quanh vấn đề an sinh xã hội mà cần thẳng thắn đề cập đến các vấn đề được cho là “nhạy cảm”, vì thực tế đó phản ánh lòng dân, làm ảnh hưởng đến đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.

4) Về công tác tuyên truyền giáo dục: Cần ghi nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về những chuyển biến của từng giới qua học tập ý nghĩa của các ngày truyền thống, học tập các nghị quyết của Đảng như Nghị quyết TƯ 4, 6,7 Khóa XII.

5) Về phong trào thi đua yêu nước: Đây là nội dung cần có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung xây dựng cho được các mô hình do Mặt trận làm đầu mối phối hợp với các đoàn thể như xây dựng gia đình hạnh phúc, giảm nghèo bền vững... Nêu có mức độ các phong trào mà Mặt trận chỉ tham gia như an ninh, quốc phòng.

6) Về công tác tổ chức cán bộ:

a) Bảo đảm các cuộc họp định kỳ của UBMTTQ các cấp (có sự tham dự của đại diện các dân tộc, các tôn giáo) và có báo cáo lên Mặt trận cấp trên.

b) Bảo đảm phân công nhiệm vụ của các ủy viên không chuyên trách của Mặt trận các cấp nhất là các dân tộc, các tôn giáo, các vị tham gia công tác đối ngoại nhân dân và kết quả hoạt động của các vị, trong tình hình tinh gọn bộ máy.

c) UBMTTQ các cấp hướng về cơ sở, tổ chức giao ban với Ban CTMT khu phố, tổ CTMT ở địa bàn tổ dân phố.

d) UBMTTQ các cấp có trách nhiệm tổng kết hoạt động của các Ban CTMT Khu phố sau Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc (18/11) hàng năm.

e) Ở từng cấp, tổ chức thí điểm Đại hội Mặt trận; quan tâm vấn đề nhân sự đáp ứng yêu cầu: có năng lực, có đạo đức, có lăn lộn trong phong trào, am hiểu công tác Mặt trận, có uy tín trong các giới, trung thực, chủ động, dám làm dám chịu trách nhiệm.

f) Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của các ban chuyên môn chuyên trách của UBMTTQ các cấp, hoạt động của Hội đồng tư vấn và Ban tư vấn của Mặt trận các cấp.

g) Để đảm bảo tính độc lập của Mặt trận, phát huy vị trí quan trọng của Mặt trận trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ” với việc phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể vận động, giám sát phản biện xã hội. Cần kiên quyết tổ chức hệ thống thi đua riêng độc lập của Mặt trận như đã làm thành công những năm 1980 (thời Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Thành ủy TPHCM). Từ đó không thành lập Ban chỉ đạo chung giữa Mặt trận và chính quyền vừa phạm luật, vừa chồng chéo, trùng lắp, giẫm đạp lên công việc của nhau, giữa một bên là “vận động, giám sát, phản biện”, một bên là “quản lý nhà nước”, gây nên thực trạng bất cập: một thành tích mà tổ chức nào cũng “giành” của mình.

h) Rút bài học kinh nghiệm từ Quốc hội, UBMTTQ từng cấp họp với UBMTTQ cấp dưới để lắng nghe ý kiến của các đoàn viên, hội viên về sự hướng dẫn, chỉ đạo của mình, thậm chí có sự chất vấn để những người đứng đầu Mặt trận trả lời có làm tròn trách nhiệm là đại diện quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân hay không?

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.