Tiến sỹ xã hội học lý giải căn nguyên mẹ ôm con tự tử

Nguyên nhân nào đã khiến người mẹ tự tước đoạt mạng sống của mình và đứa con rứt ruột đẻ ra? Đó là câu hỏi day dứt bạn đọc, cũng như những người thực hiện loạt bài viết về hiện tượng mẹ ôm con tự tử. Theo PGS. TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình hành vi của những người đó ở dạng u mê, trong cơn bột phát của thần kinh đó đã không tỉnh táo, họ đã coi con mình như một thứ "con tin".

[links()]Nguyên nhân nào đã khiến người mẹ tự tước đoạt mạng sống của mình và đứa con rứt ruột đẻ ra? Đó là câu hỏi day dứt bạn đọc, cũng như những người thực hiện loạt bài viết về hiện tượng mẹ ôm con tự tử. Theo PGS. TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình hành vi của những người đó ở dạng u mê, trong cơn bột phát của thần kinh đó đã không tỉnh táo, họ đã coi con mình như một thứ "con tin"

* Gần đây, các vụ mẹ ôm con tự tử diễn ra khá nhiều. Ông có nghĩ rằng đây là một hiện tượng cần phải cảnh báo?

- Tôi nghĩ đó là vấn đề thực sự đáng lo ngại  với độ đậm đặc đang tăng lên, tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn.  Những vụ việc đó không phải đơn lẻ nữa.  Trong khi chúng ta đang hướng tới một xã hội thực hiện tốt an sinh, cũng như thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của toàn thể nhân dân. Tôi nghĩ rằng trước sự việc này, chúng ta cần phải cùng nhau trả lời cho câu hỏi những nhà quản lí, lãnh đạo Cộng đồng nghĩ gì, cần phải làm gì?

* Ông có thể phân tích tâm lý của những người mẹ ở trong hoàn cảnh này?

Thực ra thì những ông bố bà mẹ khi gặp những cơn túng quẫn, do thiếu hiểu biết pháp luật, do rối trí hoặc phẫn uất, cảm thấy cùng đường không lối thoát, đã không chỉ kết liễu đời mình mà còn kết liễu mạng sống con cái của mình. Và thậm chí có những người còn tệ hơn là chỉ bức tử con cái, đương nhiên đây là những ca tâm lí, rối loạn đến cùng cực, mù quáng, thiếu suy nghĩ về quyền của sự sống.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Viện khoa học và xã hội Việt Nam.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Viện khoa học và xã hội Việt Nam.

Hành vi của những người đó ở dạng u mê, trong cơn bột phát của thần kinh đó đã không tỉnh táo. Cũng có những trường hợp, tồn tại một chút ít của sự tỉnh táo đó là bức tử tất cả để cho nó "gọn  nhẹ", để nó không có  dấu vết còn lại sau khi lìa khỏi đời.  

Có những ca con chết trước mẹ chết sau, hay một số trường hợp không thành, thì trở nên trớ trêu. Rõ ràng, trạng thái tâm lí mất hết phương hướng, trong pha cận cảnh tức thời như vậy thì họ không có sự viện dẫn, mách bảo từ cái tình nghĩa, lòng ham sống. Khi họ lựa chọn hình thức chết tất cả như thế, tức là họ phản ứng lại với xã hội hiện tại, phủ định xã hội, vì trong xã hội không có lực lượng nào đó có thể giúp họ.

* Theo ông, sự phức tạp của xã hội có thể là nguyên nhân khiến các bà mẹ có hành động như vậy?

Cắt nghĩa một chiều nào đó thì do xã hội phức tạp. Tuy nhiên, nguyên nhân phần lớn là ở con người đó, gia đình đó chứ xã hội chỉ là một yếu tố khách quan, bởi xã hội là nhiều nhóm, nhiều thành viên, xã hội rất vô tư, không có lỗi gì.

Trong trường hợp những đứa trẻ phải chết cùng thì thực ra đứa trẻ như một con tin, như một thứ mặc cả, không phải đối với thần linh mà đối với họ hàng, xóm làng.

BS Nguyễn Trọng An - Cục phó Cục bảo vệ trẻ em:

Tình trạng trẻ em bị tước đi mạng sống của mình bởi chính người sinh thành đang ở mức báo động.

Cục Bảo vệ trẻ em cũng đã có các công văn chỉ đạo đến các sở Lao động và Thương binh các địa phương phối hợp với các ban ngành để truy đúng người, đúng tội để xử đúng. Bên cạnh đó tôi cho rằng, chúng ta cũng cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao gần đây lại xảy ra những câu chuyện đau lòng như thế. Các báo cũng có đưa tin về tình trạng này nhưng vẫn ở dạng phản ánh chung chung. Theo tôi thì cần có những nghiên cứu cụ thể để đưa ra biện pháp phòng ngừa.

Cộng đồng xã hội cũng cần đẩy mạnh vai trò của mình, bằng cách có các tổ chức xã hội như: hội Thanh niên, hội Phụ nữ,... phải can thiệp sớm để không xảy ra những tình huống đau thương như vậy. Chứ không để sự việc xảy ra rồi mới biết đến hoàn cảnh của họ.

Không chỉ phát hiện và can thiệp sớm, mà cần phải tuyên truyền cho tất cả các ông bố bà mẹ trong xã hội biết về luật pháp. Giúp họ nhận thức tầm quan trọng của sự sống trẻ, biết chăm sóc trẻ phát triển về mặt tinh thần cũng như thể chất tốt.

* Vậy theo ông thì xu hướng này có tiếp tục phát triển?

Tôi giám chắc nếu xã hội ngày càng khó khăn hơn, chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều bài toán càng ngày càng không có lời giải,... Thì một bức tranh xấu như thế nó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa, tinh thần cũng như thực thi pháp luật của người dân. Nói gọn lại thì khi cơ thể chúng ta khỏe mạnh lên thì bệnh tật sẽ đẩy lùi, nên nhớ là cơ thể chúng ta có sự miễn dịch.

* Theo ông, cơ quan quản lý phải làm gì để không có chuyện mẹ ôm con tự tử xảy ra?

- Trên bình diện vĩ mô phải giải quyết áp lực, khó khăn, trong quá trình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Phải giải quyết các vấn đề tài chính, lao động, việc làm,... tất nhiên nói những điều này nó rất xa xôi. Nhưng rõ ràng cái đó là tác nhân đầu tiên.

Cấp quản lý cộng đồng kết hợp với các gia đình phải khơi lại cái quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc của con người, đi kèm với sự giác ngộ tốt, có đầy đủ kiến thức về luật pháp.

Vì sự sống của cá nhân này nó ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân khác, kể cả phạm vi ngoài một gia đình, huống chi là cả một gia đình. Đáng lẽ trẻ em trong trường hợp đó là người vô tội, nhưng lại bị người ta làm nơi trút giận, dẫn đến chết oan ức.

* Còn về phía truyền thông thì phải hành động như thế nào thưa ông?

- Chúng tôi không phủ nhận vai trò tích cực của truyền thông trong việc cảnh báo từ nguy cơ này đến nguy cơ khác, tuy nhiên,  một số báo miêu tả chi tiết tỉ mỉ, dẫn đến làm cho bầu không khí xã hội ảm đạm, thiếu tích cực. . Vì thế đưa thông tin như thế nào đó là một chuyện. Bên cạnh đó phải kèm theo những lời bình, những lời bàn về chuyện trách nhiệm, đạo đức luân lí xã hội.

 * Nếu như pháp luật được tuyên truyền mạnh mẽ hơn, người mẹ biết được việc mình đưa con đến cái chết cũng là một tội phạm hình sự, liệu họ có làm như vậy không?

- Tôi nghĩ rằng, không chỉ có những người thiếu hiểu biết về pháp luật mới có những hành động như thế. Nhưng rõ ràng rằng, tri thức về luật pháp, hiểu biết nói chung về quyền được sống của con người, về luật pháp, điều chỉnh hành vi như thế nào. ... rất bổ ích cho các thành viên của xã hội chúng ta. Thay vì tìm đến cái chết, các bà mẹ hãy trăn trở tìm giải pháp

* Ông có thể có vài lời tâm sự để những người phụ nữ đang trong hoàn cảnh rất có thể có hành vi mù quáng như những người phụ nữ trong các thảm cảnh trên biết dừng lại trước khi quá muộn?

- Con người ta không phải ai cũng có tình huống bi đát và tuyệt vọng, nhưng rõ ràng có rất nhiều người sa vào tình huống bi đát và tuyệt vọng, thì người ta phải nỗ lực, phải trăn trở để tìm con đường thoát lành mạnh và sáng sủa, phải tin vào con đường sống.

Thay vì lựa chọn những hành xử tối tăm, và có tính chất cùng đường, cuộc sống rất đáng quý, không nên hủy hoại cuộc sống đó của mình, cũng như cuộc sống của trẻ. Nên nhớ là chúng ta còn có cả cộng đồng, chúng ta còn có cả nhiều người thân khác nữa. Có nhiều hình thức trợ giúp từ nhiều phía từ Nhà nước cũng như cộng đồng. Đừng có tuyệt vọng hóa những khó khăn của mình, rồi lại lặng lẽ âm thầm chịu đựng lại dẫn đến cướp đoạt sự sống của con trẻ.

* Cảm ơn ông rất nhiều về cuộc trò chuyện!

Vũ Minh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.