'Tiền mất, tật mang' vì chữa bệnh phản khoa học

Chữa bệnh bằng dao lam có thể gây tổn thương cơ thể. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Chữa bệnh bằng dao lam có thể gây tổn thương cơ thể. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Y khoa hiện đại đã phát triển nhưng một số người dân vẫn tin theo những cách chữa bệnh vô căn cứ, phản khoa học, dễ gây “tiền mất, tật mang”.

Thời gian trước, thông tin một bé trai 10 tuổi tử vong do chữa bệnh bằng dao lam lan truyền khắp mạng xã hội từng khiến nhiều người sửng sốt. Khi được đưa vào Khoa Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé trai bị nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, ngộ độc thuốc và cơ thể chi chít vết rạch bằng dao lam.

Người nhà cho biết, trước khi bệnh nhi vào viện 8 ngày đã có dấu hiệu sốt, ho, lạnh chân tay. Người nhà đã mua thuốc lá ngoài chợ cho trẻ uống, đồng thời đưa trẻ đi chữa mẹo bằng cách dùng dao lam rạch từng vết nhỏ trên người để thải độc. Khi thấy tình trạng của trẻ không thuyên giảm, gia đình mới cho đi bệnh viện tuyến huyện, sau đó đến bệnh viện tuyến tỉnh và được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu nhưng trẻ không đáp ứng điều trị và tử vong sau một ngày nằm viện.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, biện pháp chữa bệnh nói trên là phương pháp hoàn toàn không có tính khoa học, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tuyệt đối không nên làm những điều này. Việc thực hiện những phương pháp như vậy vừa không hiệu quả, vừa gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ, lại làm trì hoãn việc đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị khiến bệnh tình có thể chuyển nặng hơn.

Thực tế cho thấy những trường hợp chữa bệnh phản khoa học lại xuất hiện khá nhiều thời gian qua, như: sơ cứu đột quỵ bằng cách châm kim vào hai bên dái tai; giảm đau bằng phương pháp ong châm... Đây đều là những cách làm không được kiểm chứng khoa học và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khoẻ người bệnh.

Hay trào lưu thải độc đại tràng (detox) được quảng cáo “chữa được bách bệnh”, kể cả ung thư, nhưng thực chất không có bằng chứng khoa học nào. Theo phương pháp này, để thải độc đại tràng bằng cà phê, bệnh nhân cần dùng cà phê loại “chuyên dụng dành riêng cho việc thải độc đại tràng”. Trên các nền tảng mạng xã hội lan truyền rất nhiều bài đăng chia sẻ công dụng và phương pháp thải độc trên. Tuy nhiên, đó chỉ là những chia sẻ cá nhân, không có căn cứ khoa học, nhiều trường hợp đã phải nhập viện sau khi áp dụng.

Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiêu hóa - gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị, phẫu thuật một ca vỡ trực tràng do thải độc bằng thụt tháo cà phê. Bệnh nhân cho biết trước đó chị đã sử dụng phương pháp này hai lần, mỗi lần cách nhau một tuần. Đến lần thứ ba, ngay trong quá trình thụt tháo, bệnh nhân thấy đau dữ dội vùng bụng dưới kèm chảy máu. Từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ phát hiện hình ảnh tụ dịch khí khoang sau phúc mạc, nghi ngờ vỡ trực tràng. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu để xử lý tổn thương như: khâu chỗ vỡ trực tràng, dẫn lưu rộng rãi khoang sau phúc mạc và làm hậu môn nhân tạo.

Đây không phải trường hợp cá biệt nhập viện vì rách trực tràng, loét đại tràng và chảy máu do phương pháp detox phản khoa học trên. Các chuyên gia y khoa cho biết không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc tự thụt tháo, làm sạch đại tràng có hiệu quả điều trị bệnh cũng như phòng tránh ung thư. Việc bơm nước cà phê vào đại tràng sẽ khiến nước đó thẩm thấu lại cơ thể và đã có những bệnh nhân ngộ độc. Về khoa học, đây là biện pháp trái tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tương tự, phương pháp ăn thực dưỡng được quảng cáo chữa khỏi bệnh ung thư cũng khiến không ít gia đình lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”, có những người bệnh đã lỡ giai đoạn vàng trong điều trị bệnh chỉ vì phương pháp này. Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từng thông tin về ca bệnh xuất hiện khối u ở vùng môi cách đây 3 năm nhưng bệnh nhân không đi bệnh viện mà ăn thực dưỡng ở nhà để “chữa” ung thư. Kết quả, khối u phát triển thành “khổng lồ” che kín miệng, thể trạng suy kiệt. May mắn bệnh nhân đến khám tại bệnh viện khi vẫn còn cơ hội điều trị, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u và khối hạch di căn vùng cổ cho bệnh nhân.

Với sự phát triển của y khoa hiện nay, người bệnh ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường của cơ thể nên tới bệnh viện thăm khám và hãy yên tâm điều trị với sự tư vấn của các bác sĩ để đạt kết quả khả quan. Việc giữ niềm tin vào những phương pháp chữa bệnh sai lầm, không có căn cứ khoa học là hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc.

Đọc thêm

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.

Thuốc lá điện tử – 'gọng kìm' đang siết chặt giới trẻ

PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
(PLVN) - Theo PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, dù mang hình ảnh “hiện đại” và được quảng cáo “ít độc hại” hơn thuốc lá truyền thống, nhưng thực chất thuốc lá điện tử là "cửa ngõ” dẫn đến nghiện kép, là "gọng kìm" đang siết chặt giới trẻ.