Đây chính là nét buồn trong bức tranh thực trạng quan hệ xã hội về việc làm vừa được Bộ LĐTBXH công bố. Đáng buồn hơn, lực lượng lao động tăng 1,2 triệu người so với năm 2010 (ước tính 51,6 triệu người) nhưng tỷ trọng qua đào tạo lại thấp - chỉ có 7,4 triệu người đã qua đào tạo (có bằng hoặc giấy chứng chỉ), chiếm 14,7%. và chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
[links()]
Theo thống kê của Cục việc làm- Bộ LĐTBXH- tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam khá thấp (năm 2010 là 2,88%, dự tính năm 2011 là 2,6%), nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị lại có mức cao hơn khu vực nông thôn (thành thị là 3,96%; nông thôn: 2,02%). Có đến 24,8 triệu người (49%) làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khu vực công nghiệp, xây dựng là 10,6 triệu người (21%) và dịch vụ là 15,2 triệu người (30%).
Thực trạng quan hệ lao động ở Việt Nam đang có nhiều điểm đáng buồn- ảnh MH |
Cũng con số thống kê từ đơn vị này công bố cho thấy cho dù tiền lương danh nghĩ có tăng ở tất cả các khu vực nhưng tiền lương thực tế của người động lại giảm. Giá tiền công trên thị trường lao động có sự khác biệt khá lớn.
Cụ thể, nếu như nam giới có thu nhập bình quân hơn 2,6 triệu đồng/tháng thì thu nhập nữ giới thấp hơn (hơn 2,2 triệu đồng/tháng); xét theo khu vực họat động kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập bình quân cao nhất khoảng 3 triệu đồng/tháng, khu vực ngoài nhà nước có thu nhập thất nhất khoảng 2,2 triệu đồng/tháng.
Nếu tính theo ngành kinh tế thì thu nhập bình quân thay đổi chênh lệch khá lớn, từ mức thấp nhất là ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 1,8 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất là ngành “hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế” khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Tình trạng lao động di cư từ nông thôn ra thành phố ngày càng phổ biến và khiến cho tỷ lệ lao động ở thành thị tăng từ 20% năm 1996 lên 28% năm 2010. Đáng lưu tâm, lực lượng lao động này phần lớn là lao động thời vụ, làm việc trong khu vực phi chính thức. Phần lớn họ bị “bỏ quên” và không nhận được những hỗ trợ pháp lý cần thiết cũng như được hưởng các chế độ, phúc lợi xã hội dành cho người lao động.
Bên cạnh đó, họ phải đối mặt rất nhiều rủi ro như: tình trạng bị lạm dụng, lừa gạt; khó khăn về nhà ở; nguy cơ dễ bị tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc; các rủi ro trong suy giảm sức khỏe và khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục.
Trong khi đó, theo đánh giá của các các chuyên gia ILO thì Việt Nam chưa có một hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối đồng bộ để có thể bao quát được cung – cầu lao động, đặc biệt là cầu lao động.
Hầu hết các cuộc điều tra là điều tra mẫu, phạm vi, quy mô chưa có tác dụng nhyiều đối với công tác dự báo tầm quốc gia và hầu như không có tác dụng trong việc đưa một thông tin chính xác nhất về thực trạng thị trường lao động tại cấp địa phương. Chưa kịp thời cung cấp thông tin cập nhật về cung – cầu lao động cho các nhà tuyển dụng lao động và người lao động cũng như các cơ sở đào tạo để có định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bộ LĐTBXH cho biết để giải quyết những bất cập này, trong thời gian tới sẽ có những nghiên cứu để hoàn thiện chính sách pháp luật về việc làm làm căn cứ tổ chức thực hiện, nâng cao các chỉ tiêu giải quyết việc làm, giải quyết các bất cập của thị trường lao động.
Anh Phương