Tiện ích từ việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản

Tiện ích từ việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản
(PLVN) - Hiện nay, hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản (không phải là tàu bay, tàu biển) được nâng cấp và hoàn thiện lên mức độ 4 về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; đồng thời góp phần minh bạch hóa nền hành chính quốc gia.

Những bước phát triển vượt bậc

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và đăng ký biện pháp bảo đảm nói riêng, việc công khai, minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản giúp cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin tin cậy để tra cứu trước khi xem xét, quyết định giao kết hợp đồng, đầu tư, cho vay vốn là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm làm một trong những công cụ hữu hiệu để công khai hóa thông tin về tài sản bảo đảm; xác lập hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của các bên cùng nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm; giúp bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch dân sự, kinh tế...

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu tiên được quy định cụ thể trong Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trên cơ sở đó, ngày 10/7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 104/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Trong 20 năm qua, cùng với sự hình thành và phát triển của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản (không phải là tàu bay, tàu biển) luôn được đánh giá là lĩnh vực tiên phong hàng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và đã có những bước phát triển vượt bậc.

Giai đoạn từ năm 2001 đến trước ngày 19/3/2012, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tư pháp xây dựng phần mềm đăng ký giao dịch bảo đảm và thực hiện hiệu quả việc ứng dụng phần mềm này tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Giai đoạn từ ngày 19/3/2012 đến ngày 10/7/2017, hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng động sản (không phải là tàu bay, tàu biển) ở mức độ 3 đã chính thức được vận hành để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc từ ngày 19/3/2012. Hệ thống đăng ký trực tuyến này đã được sử dụng ổn định và ngày càng hiệu quả trong những năm tiếp theo, tỷ lệ đăng ký trực tuyến ngày càng tăng.

Từ 7/2017 đến nay, Cục Đăng ký đã chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến ở mức độ 4 về dịch vụ công trực tuyến. Năm 2020, Cục Đăng ký đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ lên Cổng Dịch vụ công của Bộ Tư pháp, Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Nhiều lợi ích của đăng ký trực tuyến

Hiện nay việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản (không phải là tàu bay, tàu biển) được thực hiện tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Hệ thống này được nâng cấp và hoàn thiện lên mức độ 4 về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân và doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí đi lại khi thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm so với phương thức đăng ký biện pháp bảo đảm truyền thống là đăng ký trực tiếp.

Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm góp phần minh bạch hóa nền hành chính quốc gia, giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ, giảm thủ tục giấy tờ, giảm chi phí hoạt động đồng thời hạn chế sự phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức có thể xảy ra trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, trước tình hình diễn biến phức tạp và nguy hiểm của đại dịch COVID-19 thì việc việc đăng ký trực tuyến là giải pháp hữu hiệu, vẫn đảm bảo tiến độ xử lý công việc vừa hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh, qua đó góp phần phòng, chống dịch hiệu quả.

Để tiếp tục phát huy những tiện ích và hiệu quả về đăng ký biện pháp bảo đảm do Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm mang lại, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế về đăng ký biện pháp bảo đảm nói chung và đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản (không phải là tàu bay, tàu biển) nói riêng, cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp cụ thể.

Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo hướng tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp; đặc biệt chú trọng cơ chế trao đổi thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm giữa các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản, các cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại.

Tăng cường công tác truyền thông và quảng bá hiệu quả của Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều giá trị hơn nữa trong đời sống kinh tế và xã hội, giảm thiểu tối đa rủi ro, tranh chấp đối với tài sản bảo đảm, tạo đà khơi thông nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, đặc biệt nghiên cứu xây dựng Luật Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để làm rõ vị trí, định hướng phát triển của thể chế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thiết chế đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký giao dịch, tài sản, tạo tiền đề chiến lược cho việc hoàn thiện hơn cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Quyết tâm cao trong công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 28/3, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thi hành án dân sự theo các quy định số 131-QĐ/TW và 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.