Tiền Giang khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp

Tiền Giang khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 7/11, tại UBND xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè), UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V năm 2022 với chủ đề “Vui mùa lễ hội”.

Lễ hội không chỉ là niềm tự hào của người dân vùng đất Đông Hòa Hiệp, mà còn là một nét văn hóa đặc sắc - một điểm nhấn quan trọng trong công tác giới thiệu, quảng bá về hình ảnh văn hóa, du lịch và các sản vật của Tiền Giang đến với du khách trong và ngoài nước.

Đến dự lễ khai mạc có ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Du lịch; ông Nguyễn Hữu Đạt – Trưởng cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP Hồ Chí Minh; ông Shi rai shi - Trưởng Ban Văn hoá và Giáo dục Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh; ông Ma su da - Chi ka hi ro - Trưởng văn phòng đại diện tổ chức Jica Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh; ông Võ Văn Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang; ông Nguyễn Văn Vĩnh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, TP Hội An; lãnh đạo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long; đại diện các sở, ban, ngành, các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Tiền Giang…

Cùng với làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội và làng cổ Phước Tích ở Huế, làng cổ Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ trùng tu, tôn tạo các nhà cổ, triển khai Dự án Phát triển du lịch cộng đồng thông qua du lịch di sản. Làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích kiến trúc - nghệ thuật làng cổ Đông Hòa Hiệp vào ngày 24/5/2017.

Một tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc

Một tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc

Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử, UBND tỉnh Tiền Giang đã liên tiếp 5 lần tổ chức lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp. Thông qua lễ hội, Tiền Giang thể hiện quan điểm luôn xem du lịch là tiềm năng, lợi thế quan trọng để phát triển, khẳng định sản phẩm du lịch độc đáo của làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ hội lần này được tổ chức trong 3 ngày, 7 - 9/11, gồm chuỗi các hoạt động như: Hội thảo “Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả" với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh Tiền Giang; tổ chức Famtrip với 40 doanh nghiệp lữ hành của TP Hồ Chí Minh, các tỉnh trong cụm liên kết và tỉnh Tiền Giang; giới thiệu sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các địa phương; biểu diễn đàn ca tài tử; hội thi “Ẩm thực du lịch”, làm bánh dân gian; tái hiện nghi thức cung đình xưa... Những hoạt động này sẽ mang đến một không gian văn hóa, du lịch đặc sắc cho du khách trong những ngày diễn ra lễ hội.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang phát biểu khai mạc

Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết huyện Cái Bè là nơi hội tụ nhiều sản vật và hoa trái đặc sản nổi tiếng, các làng nghề truyền thống, chợ nổi trên sông và đặc biệt là nhiều ngôi nhà cổ. Đây là điều kiện để nhân dân, chính quyền địa phương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần của di sản.

Lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V, năm 2022 có nhiều nội dung hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết giao lưu với làng cổ Đường Lâm, Phước Tích và phố cổ Hội An chắc chắn sẽ tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi, phần khởi, thể hiện tinh thần đoàn kết, thân thiện, mến khách. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đây là dịp để nhân dân Cái Bè nói riêng và nhân dân Tiền Giang nói chung được giao lưu, sinh hoạt, giải trí. Đồng thời, lễ hội sẽ hiện thực hóa tiềm năng phát triển du lịch của huyện Cái Bè trong mối liên kết, phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang với các tỉnh, thành trong khu vực.

UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện thành công dự án phát triển du lịch cộng đồng tại Tiền Giang. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tìm hiểu sản phẩm du lịch đặc trưng của làng cổ Đông Hòa Hiệp, các khu vực xung quanh làng cổ để kết nối tour, tuyến du lịch mới. Tỉnh Tiền Giang có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn gắn với du lịch văn hóa với nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, sẵn sàng mời gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia khai thác.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V, năm 2022

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V, năm 2022

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo đã thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V, năm 2022.

Chiều 7/11, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo “Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả"

Chiều 7/11, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo “Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả"

Trước đó, chiều cùng ngày UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả" với sự tham dự của 120 đại biểu, tham luận 3 vấn đề chính: Đánh giá tiềm năng, cơ hội đầu tư và phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang; tình hình và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng điểm đến ở Tiền giang; giải pháp phát triển du lịch du lịch tỉnh Tiền Giang, trong đó tập trung các giải pháp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng; thu hút và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch, chuyển đổi số ngành du lịch…

Đọc thêm

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long
(PLVN) - Nằm nép mình bên sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã trải qua lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình tâm huyết với nghề. Nghề đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, ngày đêm sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá.

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”
(PLVN) - Nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang khởi công 78 căn “Nhà Nhân ái” cho 78 hộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cùng ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành... vừa đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.