Tiền đâu đầu tư khi ODA thu hẹp dần?

Toàn cảnh Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015
Toàn cảnh Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015
(PLO) - Ghi nhận những thành tích Việt Nam đạt được trong 5 năm qua song Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa không khỏi băn khoăn: “Việt Nam lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới khi các nguồn vốn ưu đãi thu hẹp dần?”.
Sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân là khuyến nghị được các đối tác phát triển đưa ra tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015 (VDPF 2015) vừa diễn ra tại Hà Nội cuối tuần qua.
Thách thức về nguồn tài chính
Theo Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Eric Sidgwick, trong những năm gần đây, Việt Nam đầu tư khoảng 9- 10% GDP vào các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, truyền thông, nước sạch và vệ sinh… ở mức rất 
cao theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nhu cầu lớn về đầu tư cho cơ sở hạ tầng vượt xa khả năng ngân sách, trong khi đó, áp lực vay trong nước và nước ngoài đang bắt đầu đè nặng lên nợ công của Chính phủ. Báo cáo tại diễn đàn cho biết, thâm hụt dự kiến sẽ tăng từ 5,3% năm 2015 lên 6,5% GDP trong vài năm tiếp theo. Số lượng nợ công và nợ được bảo lãnh bởi Nhà nước dự đoán tăng từ 59,5% GDP năm 2014 lên 62,4% GDP năm 2015. 
Bên cạnh đó, các khoản vay ưu đãi ODA trong tương lai sẽ bị cắt giảm cùng với việc Việt Nam ra khỏi nhóm các quốc gia có thu nhập thấp năm 2017 sẽ làm mất đi một nguồn vốn quan trọng. “Việt Nam bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng...”- Giám đốc Quốc gia ADB lưu ý.
Đặt câu hỏi về việc Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới, Giám đốc WB tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa phân tích: “Hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%...”. 
Theo bà Kwakwa, tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân.
Cần có cơ chế thu hút vốn tư nhân
Một trong 3 điểm yếu của nền kinh tế, theo báo cáo đề dẫn tại diễn đàn là sau 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn yếu và mong manh với 97% doanh nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Phó Đại sứ Australia, ông Layton Pike cũng lưu ý, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam chậm được cải thiện trong khi nguồn lực phân bổ không hiệu quả, nhất là trong khu vực công. Đặc biệt, khu vực tư nhân bị đè nặng bởi gánh nặng quy định, sự khó tiên liệu và không nhất quán trong hệ thống pháp luật.
“Đầu tư nhà nước đôi khi rất quan trọng nhưng Chính phủ cũng nên thúc đẩy đầu tư tư nhân trong dịch vụ công để cải thiện chất lượng và tăng phạm vi cung cấp dịch vụ…” - Phó Đại sứ Australia khuyến cáo.
Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển thị trường vốn nhanh hơn, Giám đốc quốc gia ADB đặc biệt lưu ý Việt Nam cần nâng cao vai trò của PPP. Theo ông Eric Sidgwick, khi Chính phủ bắt tay vào thực hiện một chương trình PPP đáng tin cậy, cần phải nâng cao sự hiểu biết của khu vực tư nhân và chia sẻ rủi ro có thể có giữa khu vực công và tư. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 
“Phát huy cao nhất nguồn lực trong nước”
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Trong bối cảnh tình hình mới đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp toàn diện và mang tính dài hạn để nâng cao tính độc lâp, tự chủ, huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển bền vững…”.
Nhận thức những cơ hội, thách thức trong giai đoan phát triển tiếp theo, Thủ tướng khẳng định 4 quan điểm phát triển, trong đó để có nguồn lực, không có cách nào khác là tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát huy cao nhất nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững. Tạo mọi điều kiện để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bước phát triển mới với khối kinh tế tư nhân

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Theo dõi nội dung phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì vào ngày 2/4/2025 vừa qua; những chỉ đạo của Thủ tướng được đánh giá thực sự là những quan điểm đột phá, được người dân nói chung và giới doanh nhân nói riêng nhiệt liệt đồng tình, ủng hộ, hoan nghênh.

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.