Tiêm vắc xin sởi miễn phí trên toàn Hà Nội từ 12-16/5

(PLO) - Ngày 12-14/5 là tiêm chính, 2 ngày sau tiêm vét. Ước tính Hà Nội có khoảng 60.000-80.000 trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi sẽ được tiêm phòng mũi sởi đợt này.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng phát hơn 20.000 viên vitamin A cho các bệnh viện sử dụng với những bệnh nhân sởi có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch. 
Để phục vụ công tác phòng chống sởi, Sở đã lên phương án mua 5 máy thở chức năng cao, 10 máy thở thông thường, 24 máy thở CPAP, 25 máy truyền dịch, 67 bơm tiêm điện và 64 monitor. 
Hiện, số ca mắc sởi có xu hướng giảm dù nhẹ. Trong ngày 1/5, cả nước ghi nhận thêm 51 ca sởi, 2 trường hợp tử vong. Tại 3 bệnh viện tuyến cuối là Nhi Trung ương, Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương ghi nhận 32 ca sởi mới, giảm 6 bệnh nhi so với ngày trước đó. 
Từ đầu năm đến nay số ca sởi được xác định là gần 3.800 ca tại 61 tỉnh, thành với 132 trường hợp tử vong. Các khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên đến nay chưa ghi nhận tử vong. Trong ngày có 13 tỉnh, thành phố không có trường hợp nghi mắc sởi mới.
Trên cả nước, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trung bình đạt gần 85%. Chỉ còn 7 địa phương tỷ lệ tiêm đạt 60-70% là Bình Phước, Bình Định, Thái Nguyên, Điện Biên, TP.HCM, An Giang, Bình Thuận.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...