Thụy Sĩ phân chia vì quyền của người đồng tính

Một lá cờ có dòng chữ "Có, tôi sẽ" được vẽ trước cuộc bỏ phiếu về hôn nhân đồng giới ở Bern, Thụy Sĩ. Ảnhe: Reuters (chụp ngày 8/9/2021).
Một lá cờ có dòng chữ "Có, tôi sẽ" được vẽ trước cuộc bỏ phiếu về hôn nhân đồng giới ở Bern, Thụy Sĩ. Ảnhe: Reuters (chụp ngày 8/9/2021).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các cử tri Thụy Sĩ đã bỏ phiếu quyết định có cho phép các cặp đồng tính kết hôn và nhận con nuôi hay không sau khi một chiến dịch đấu tranh của các nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính ở một trong những quốc gia Tây Âu cuối cùng vẫn cấm hôn nhân đồng tính này.

Chính phủ liên bang và quốc hội Thụy Sĩ đã chấp thuận hôn nhân cho các cặp đồng tính, nhưng những người phản đối đã buộc phải tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này theo hệ thống dân chủ trực tiếp của Thụy Sĩ.

Trong một chiến dịch, những người phản đối cải cách đã sử dụng hình ảnh những đứa trẻ đang khóc và từ "nô lệ" được viết trên bụng bầu có màu da sẫm, ám chỉ việc mang thai hộ là bất hợp pháp ở Thụy Sĩ, trái ngược hoàn toàn với những người ủng hộ vẫy những lá cờ cầu vồng (biểu tượng của cộng đồng người đồng tính) với dòng chứ "Vâng, tôi có" tại các cuộc diễu hành ở Zurich và Geneva.

Chiến dịch ở Thụy Sĩ đã đạt được sức hút trong những tuần gần đây với tỷ lệ cử tri chấp thuận hôn nhân đồng giới đã giảm xuống 63% trong cuộc thăm dò mới nhất của gfs.bern cho Đài truyền hình SRG, trong khi tỷ lệ của đối thủ đã tăng lên 35%, so với tỷ lệ tương ứng 69% và 29% một tháng trước đó.

Nhiều cuộc tuần hành liên quan đến quyền của cộng đồng LGBT đã diễn ra ở Thụy Sĩ. Ảnh: AP (cuộc tuần hành tự hào ở Geneva tháng 7/2019)

Nhiều cuộc tuần hành liên quan đến quyền của cộng đồng LGBT đã diễn ra ở Thụy Sĩ. Ảnh: AP (cuộc tuần hành tự hào ở Geneva tháng 7/2019)

Tại Thụy Sĩ, các cặp đồng tính đã nhận được quyền tham gia quan hệ đối tác dân sự vào năm 2007 và quyền nhận con nuôi do người bạn đời của họ nuôi dưỡng vào năm 2018. Theo luật sửa đổi, các cặp đồng tính nam và nữ sẽ được phép nhận con nuôi không liên quan đến họ giống như những người bạn khác giới của họ.

Các cặp đồng tính nữ đã kết hôn cũng sẽ được phép có con thông qua việc hiến tặng tinh trùng, điều này hiện chỉ hợp pháp đối với các cặp vợ chồng dị tính đã kết hôn. Theo luật, cả hai phụ nữ sẽ được công nhận là cha mẹ chính thức của đứa trẻ ngay từ khi sinh ra.

Antonia Hauswirth của Ủy ban quốc gia "Hôn nhân cho tất cả" nói với Reuters rằng thủ tục nhận con nuôi hiện tại có thể mất ba năm. "Nếu có chuyện gì xảy ra với mẹ ruột trong thời gian này, đứa trẻ được coi là trẻ mồ côi."

Cô nói, kế hoạch được đề xuất sẽ mang lại cho những đứa trẻ được sinh ra từ hiến tinh trùng có cả cha lẫn mẹ từ khi sinh ra và do đó được bảo vệ pháp lý tốt hơn.

Những người phản đối cho rằng những thay đổi này sẽ tước đi quyền làm cha của những đứa trẻ. "Ngày mai, một đứa trẻ ở Thụy Sĩ sẽ vẫn có mẹ, nhưng chỉ là "cha mẹ khác" thay vì cha. Người cha vừa bị xóa khỏi bộ luật dân sự, điều đó không thể chấp nhận được đối với tôi", Olivier Dehaudt, thành viên của một Ủy ban trưng cầu dân ý phản đối đề xuất, nói với Reuters.

Những đề xuất mới cũng sẽ mở ra một con đường dễ dàng hơn để trở thành công dân cho người phối ngẫu nước ngoài của một công dân Thụy Sĩ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.