Thuỵ Sĩ bán lại 25 xe tăng Leopard 2 cho Đức

Binh sĩ Thụy Sĩ diễn tập với xe tăng Leopard 2 hồi tháng 5/2023. Ảnh: REUTERS.
Binh sĩ Thụy Sĩ diễn tập với xe tăng Leopard 2 hồi tháng 5/2023. Ảnh: REUTERS.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 22/11, Chính phủ Thụy Sĩ chính thức chấp thuận việc bán lại 25 xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho cho nhà sản xuất Rheinmetall, Đức. Những xe tăng này được Thụy Sĩ mua từ Đức đã lâu và không sử dụng.

Thỏa thuận mua lại xe tăng này đã được Chính phủ Thụy Sĩ và Đức trao đổi trong suốt gần một năm qua. Vì là quốc gia trung lập, Thụy Sĩ e ngại việc những xe tăng mình xuất khẩu được sử dụng cho mục đích chiến tranh, đặc biệt là cho cuộc chiến tại Ukraine.

Theo thông báo, Đức trước đó đã đưa ra những đảm bảo rằng những chiếc xe tăng này sẽ không được chuyển cho Ukraine mà sẽ ở lại Đức hoặc được giao cho các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc Liên minh châu Âu (EU). Thông báo nhấn mạnh việc xuất khẩu những chiếc xe tăng này sang Đức phù hợp với tiêu chí ủy quyền theo quy định về luật liên quan tới chiến tranh.

Số tiền hợp đồng không được nêu trong thông cáo.

Leopard 2 là xe tăng chiến đấu thế hệ ba được phát triển từ những năm 1970 cho quân đội Tây Đức, đưa vào biên chế năm 1979. Đức chế tạo hơn 3.600 xe tăng Leopard 2, hàng loạt biến thể có trong biên chế quân đội Đức và 13 nước châu Âu, cũng như nhiều quốc gia ở ngoài khu vực.

Quân đội Thụy Sĩ đang vận hành 134 xe tăng Leopard 2A4 với định danh Panzer 87, được hiện đại hóa lên chuẩn WE năm 2006. Ngoài ra, lực lượng này còn có 96 chiếc Leopard 2A4 không hoạt động và chưa trải qua đợt đại tu nào.

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.