Thủy “rác” và hành trình đạp xe xuyên Việt bảo vệ môi trường

Bùi Thị Thủy - cô gái nhỏ với những hoài bão lớn bảo vệ môi trường
Bùi Thị Thủy - cô gái nhỏ với những hoài bão lớn bảo vệ môi trường
(PLVN) - Thuỷ “rác” là nick-name mà mọi người gọi Bùi Thị Thủy (28 tuổi, quê xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) - cô gái trẻ đang từng ngày bằng những việc làm thiết thực để hiện thực hóa ước mơ giúp đỡ thế giới, giúp môi trường sạch sẽ, trong lành hơn.

Để thực hiện khát vọng đó, bằng tình yêu cuộc sống và tinh thần dám nghĩ dám làm, Thủy đã một mình đạp xe dọc khắp 24 tỉnh thành đất nước để thuyết phục mọi người cùng với mình nhặt rác, bảo vệ môi trường. Câu chuyện của Thủy đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ Trái Đất từ những người trẻ đầy nhiệt huyết, không ngừng khát vọng, không ngừng mơ ước... 

“Thuỷ help the world”

Hò hẹn mãi, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được Thủy vào một chiều thu Hà Nội. Giữa đám đông, cô gái nhỏ nhắn, cá tính và hay cười gây ấn tượng mạnh bởi phong cách ăn mặc đầy màu sắc và thực sự khác biệt. Giống như vẻ ngoài của mình, câu chuyện tới với hành trình 70 ngày nhặt rác của Thủy cũng xuất phát từ những điều mà nhiều người cho đó là viển vông và mang chút quái dị. 

Nhặt rác – hành động mà giờ đây được coi "từ khóa" khi nhắc đến Thủy lại xuất phát từ một câu chuyện nhỏ cách đây chục năm. Hôm đó Thủy cùng em trai ngồi bên bếp, cậu ấy đã cầm một chiếc túi nilông lên và nói: “Những chiếc túi như này phải rất lâu mới phân hủy được”. Câu nói hết sức vô tư của cậu em trai lại khiến cô gái 19 tuổi là Thủy chú ý và suy nghĩ. “Đó là lần đầu tiên tôi chú ý tới rác thải”, Thủy nhớ lại. 

Tới mỗi địa phương, Thủy luôn kêu gọi mọi người tham gia nhặt rác cùng với mình
 Tới mỗi địa phương, Thủy luôn kêu gọi mọi người tham gia nhặt rác cùng với mình

Sau đó không lâu, trong một lần đi qua cây cầu của xóm, Thủy thấy dưới chân cầu đọng đầy rác, rất bẩn và chặn cả dòng nước. Thủy về nhà, nhưng hình ảnh đó chẳng thể thoát ra khỏi đầu, khi đó Thủy đã nghĩ “mình phải làm gì đó, không thể để tình trạng này được”. Nghĩ là làm, Thủy đi khắp xóm, nói chuyện và rủ những cô, cậu bé cùng mình ra cầu vớt rác. Tưởng Thủy là Bí thư Đoàn,  những đứa trẻ hồ hởi làm theo.

“Rác nhiều quá, mấy chị em làm cả buổi mới xong, sau đó lại cùng nhau chở rác ra bãi rác. Xong việc cả bọn mệt nhoài nhưng nhìn thấy dòng nước trong xanh, chân cầu sạch sẽ, ai cũng vui”, Thủy hạnh phúc nhớ lại. 

Sau lần đó, Thủy không thể ngờ rằng, câu chuyện nhặt rác đã trở thành nguồn cảm hứng và mục tiêu sống của mình cho tới thời điểm hiện tại. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, cầm trên tay tấm bằng Cử nhân Khoa quản trị kinh doanh, Thủy được một người bạn mời về làm việc tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa). Tại nơi làm việc của mình, Thủy luôn nói với mọi người về ước mơ giải cứu thế giới, tới mức đồng nghiệp, bạn bè đặt biệt danh là “Thuỷ help the world”. 

Những tủ sách miễn phí được xây dựng từ các dự án của Thủy mang lại niềm vui và kiến thức cho trẻ em nghèo
Những tủ sách miễn phí được xây dựng từ các dự án của Thủy mang lại niềm vui và kiến thức cho trẻ em nghèo

Để chứng minh khát vọng không viển vông, mơ hồ, Thủy bắt đầu thực hiện giấc mơ đó của mình từ hành động nhỏ nhất như: nhặt rác khắp công trường, những địa điểm quanh khu vực nhà máy… Cũng thời gian này, Thủy cùng một người bạn xây dựng được một Thư viện sách miễn phí cho trẻ em nghèo tại Nghệ An. 

Sau khi kết thúc 10 tháng làm việc tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, giấc mơ “giải cứu thế giới” của Thủy ngày càng mạnh mẽ. Cô luôn đau đáu phải làm gì đó để bảo vệ môi trường, giữ gìn những nét tươi đẹp của thiên nhiên đất nước. “Nhiều khi tôi tỉnh giấc giữa đêm bởi những câu hỏi, mình phải làm gì để bảo vệ môi trường? Và tôi dự kiến những công việc mình phải làm để trả lời cho câu hỏi đó”. 

70 ngày nhặt rác xuyên Việt 

Thực hiện khát vọng trên, Thuỷ đã đi gặp bạn bè, tiếp xúc trao đổi với nhiều người về giấc mơ và ý tưởng  của mình. May mắn là Thủy đã gặp được những người bạn cùng chung lý tưởng, đồng lòng ủng hộ. Từ đó, cô chọn cho mình một hướng đi riêng - đó là hành trình đạp xe xuyên Việt để nhặt rác. 

Thuỷ kể: “Tôi mất một tháng để chuẩn bị và lên kế hoạch để thực hiện được chuyến hành trình của mình. Trước khi thực hiện chuyến đi, tôi đã phải liên hệ trước với các cơ quan đoàn xã, địa phương. Đặc biệt là các bạn sinh viên tình nguyện để hỗ trợ mình thực hiện ý tưởng ấy. 

Tôi cũng gặp gỡ những người đạp xe đi phượt để xin kinh nghiệm về việc đạp xe đường dài. Tôi đã phải tự học cách sửa xe, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, ghi nhớ những lưu ý trong quá trình thực hiện hành trình của mình”.

Hành trình của Thủy bắt đầu từ ngày 22/10/ 2016 tới ngày 1/1/2017. Bạn đồng hành của Thủy là một chiếc xe đạp mini Nhật, một ba lô đồ dùng cá nhân, một số bao tải đựng rác và 500. 000 đồng tiền mặt. Thủy dừng chân ở tổng cộng 24 tỉnh thành, dọc theo quốc lộ 1, từ Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An... tới TP HCM, Cà Mau. 

Chuyến đi đơn phương độc mã trên con ngựa sắt đi dọc khắp các tỉnh thành trên đất nước của một cô gái chân yếu tay mềm không bao giờ là dễ dàng. Trên đường đi, do thời tiết ở các tỉnh thành luôn thay đổi Thủy bị cảm cúm vài ngày, chiếc xe bị thủng lốp Thủy phải thay vài lần. 

Khi tới các địa phương, Thủy phải dùng khả năng của mình để thuyết phục các cơ quan, tổ chức địa phương giúp đỡ tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Công việc thuyết phục ban đầu gặp nhiều khó khăn bởi họ chưa biết Thủy là ai? Tới đó với mục đích gì?... Nhưng trước khát vọng và thành ý của cô gái trẻ, các cơ quan, tổ chức địa phương đã hết lòng ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ. 

Để thực hiện được hành trình của mình, Thủy đã phải giấu bố mẹ. Chỉ đến khi Thủy thực hiện được nửa hành trình xuyên Việt của mình thì bố mẹ mới hay. Biết không thể ngăn cản được con gái, bố mẹ chỉ biết lo lắng và dặn Thủy phải cẩn thận trên hành trình. 

Ở mỗi địa phương Thủy dừng chân khoảng 1-2 ngày, cô lại xuất trình bản kế hoạch họp cùng đơn vị kết hợp và quyết định công việc của ngày hôm sau. Thủy cùng họ tổ chức những hoạt động nhặt rác ở các địa điểm nóng về rác thải. Thủy tham gia các buổi chia sẻ, nói chuyện với học sinh, người dân địa phương truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, kêu gọi thực hiện các hành động giảm thiểu rác thải nhựa… Và cô gái nhỏ nhắn này luôn nhận được sự chào đón nhiệt tình từ tất cả những nơi cô tới. 

“Thành quả thu được sau khi kết thúc hành trình 70 ngày nhặt rác xuyên Việt thì rất nhỏ thôi. Để thực hiện được việc bảo vệ môi trường thì cần sự kiên trì không chỉ của một cá nhân mà của cả các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức cộng đồng”- Thủy chia sẻ. 

Và câu chuyện về một người trẻ không ngừng mơ ước… 

Vừa kết thúc hành trình 70 ngày nhặt rác xuyên Việt, trở về Hà Nội, Thủy lại bắt tay vào thực hiện một loạt các hoạt động mới tâm huyết mang tên “Every day clean up Challenge”, “Book Ambassadors”, “Hand in hand for a better earth”… 

Trong đó, “Every day clean up Challenge” là chiến dịch nhặt rác, dọn dẹp rác ở các con đường, dòng sông, cánh đồng, bãi biển, trường học, địa điểm du lịch vào chủ nhật hàng tuần. Địa điểm của hoạt động sẽ thay đổi trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam với quy mô nhỏ, tần suất thường xuyên. Số rác được thu gom sẽ phân loại, tái chế thành các tác phẩm nghệ thuật…; “Book Ambassadors” là hoạt động quyên góp những cuốn sách, truyện về môi trường, quà tặng cuộc sống... để làm nên những tủ sách cho các em nhỏ. Hiện tại, tủ sách miễn phí của Thủy đã có mặt ở Bắc Giang, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An.

“Những dự định mà tôi đặt ra đều xuất phát từ tình yêu và lòng biết ơn. Đối với tôi, Trái đất thật kỳ diệu. mỗi chúng ta là một mảnh ghép không thể thiếu trong điều kỳ diệu ấy. Hy vọng rằng, cùng với niềm tin, nghị lực, tri thức và sự phấn đấu trong cả suy nghĩ và hành động, mỗi chúng ta, dù là nhỏ bé nhất, cũng sẽ góp phần gìn giữ một bầu trời xanh, những dòng sông ngọt chảy, đại dương bao la và những con đường xanh tít tắp. Đó là môi trường, là cuộc sống hiển hiện ngay mỗi ngày mà chúng ta cần trân quý, yêu thương” - nàng “công chúa rác” nhắn gửi.

Đọc thêm

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.