Thúy Nga xót xa khi nghệ sĩ Lê Tín ở Mỹ bao năm vẫn không mua nổi nhà

Thúy Nga xót xa khi nghệ sĩ Lê Tín ở Mỹ bao năm vẫn không mua nổi nhà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dành cả một đời để theo đuổi đam mê nghệ thuật, nghệ sĩ Lê Tín khiến Thuý Nga xót xa khi lần đầu tiết lộ cuộc sống vất vả ở Mỹ trên sóng truyền hình.

Chương trình "Gõ cửa thăm nhà" tập mới nhất có sự xuất hiện của nghệ sĩ Lê Tín mang đến cho khán giả một góc nhìn khác, gần gũi. Lần này, Thuý Nga gặp gỡ nam nghệ sĩ tại trường quay của một đài truyền hình - nơi nghệ sĩ Lê Tín xem như là nhà. Lý do được anh tiết lộ là do "mình share phòng mà, có cái gì đâu mà quay".

Lê Tín được biết đến như một nghệ sĩ hài và cải lương với nhiều vai diễn đặc sắc trong các vở diễn như: "Dòng nhớ", "Thần tượng ảo", "Chồng chúa vợ tôi"... Anh là bạn diễn ăn ý của nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng như Kiều Oanh, Thuý Nga... Đặc biệt, Lê Tín đang là người rất quan trọng trong việc giữ lửa đam mê cải lương cho cộng đồng người Việt tại Mỹ, khi anh hàng ngày cùng đồng nghiệp thực hiện chương trình "Cổ nhạc tình quê" cho một đài truyền hình tại Mỹ mà không mong nhận thù lao.

Gặp gỡ Thuý Nga trong chương trình tại nơi anh đang chuẩn bị cho vở diễn cải lương, với trang phục lộng lẫy và gương mặt đậm phấn son đặc trưng, nghệ sĩ Lê Tín lần đầu tiết lộ về quá trình mưu sinh và theo đuổi nghệ thuật.

Nghệ sĩ cải lương Lê Tín. Ảnh: MCV.

Nghệ sĩ cải lương Lê Tín. Ảnh: MCV.

Mặc dù được sinh ra trong cái nôi nghệ thuật, nhưng Lê Tín không được đào tạo qua trường lớp bài bản, mà chỉ học lóm. "Lúc đầu tôi mê cải lương, khoái làm kép chánh vì nghĩ được nhiều người trọng vọng, nâng khăn sửa túi. Nhưng đến khi xin học thầy Tấn Đạt và thử hơi, thì thầy bảo đừng đóng tiền học vì chỉ hợp diễn độc hoặc diễn hề. Thấy có chút nản lòng nhưng rồi cũng vào đoàn Huỳnh Long để làm bưng phụ cà phê, mua thuốc lá - chính xác là ai sai gì làm đó để học nghề", nam nghệ sĩ tâm sự những ngày đầu bén duyên với nghề.

Sau đó, anh theo gia đình qua Mỹ định cư. Ở bang Minnesota với ba không theo đuổi được đam mê, chỉ sau 2 tuần, khi tiếng Anh chưa rành mà lối sống Mỹ chưa quen, Lê Tín xin phép ba bay qua California để cùng anh em sống với nghệ thuật.

"Bây giờ ba cho con 2 lựa chọn, một là ở đây cùng gia đình kinh doanh nhà hàng - chấp nhận cuộc sống không có khán giả và không có ánh hào quang. Hai là ba sẽ cho con vé máy bay, bay về Cali nhưng mua cả chuyến đi và chuyến về. Nếu qua đó mà không sống được thì con quay về đây", Lê Tín kể lại.

Khi đã chọn bay sang California, chàng nghệ sĩ đầy nhiệt huyết khi ấy quyết định xé luôn tấm vé bay vì quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng. Nhưng anh vẫn chưa lường trước được những khó khăn đang chờ mình trước mắt. "Anh Út đưa mình về nhà và ở đỡ trong kho với cái ghế bố, trong khi chờ anh hỗ trợ kiếm nhà sau. Trong khi nhà mình ở Mỹ có 4-5 phòng không ở, mà mình lại quyết định đánh đổi con đường được gặp gỡ khán giả, được làm nghề và sống chết với nghề. Nhưng ở nhờ anh Út được một tuần thì anh bảo tự đi kiếm phòng vì vợ không cho ở nữa", nam nghệ sĩ chia sẻ.

Sau đó là chuỗi ngày Lê Tín vất vả đi tìm chỗ ở, tìm công việc để mưu sinh. Từ ở nhờ nhà bạn rồi theo ba bạn đi làm lót nền, đến khó khăn trong việc học lái xe rồi sau đó bươn chải với nghề thợ tiện,... "Lúc đó ca ngày quá đông, nên tôi phải làm ca từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng" - Lê Tín cho biết. Mãi đến sau đó anh Út Mập mới liên hệ lại là nghệ sĩ Vân Sơn kêu Lê Tín đi diễn. Nhưng sau đó lại không được tiếp tục diễn, phải quay trở lại với nghề thợ tiện.

Anh được biết đến là bạn diễn ăn ý của Kiều Oanh. Ảnh: MCV.

Anh được biết đến là bạn diễn ăn ý của Kiều Oanh. Ảnh: MCV.

Mãi đến sau này, Lê Tín mới được biết đến nhiều hơn khi là bạn diễn ăn ý với danh hài Kiều Oanh. Nhưng vui vẻ chẳng tày gang thì nam nghệ sĩ lại đổ bệnh. "Giai đoạn tôi cảm thấy bí bách nhất như không còn lối thoát có lẽ là thời điểm dừng diễn chung với Kiều Oanh.Thời điểm khi vừa quay xong vở 'Chồng chúa vợ tôi' thì 2 ngày sau mình bị nhiễm trùng gan, nhập viện mổ luôn và phải cắt 2/3 lá gan. Lúc đó show với Kiều Oanh đã nhận hết rồi nhưng tôi không đi được nên phải nhờ Lê Huỳnh diễn giùm. Nhưng khi tôi bình phục rồi thì khoảng 2 tháng sau mới biết Huỳnh sẽ diễn với Oanh luôn.

Lúc đó tôi cũng lo vì mình sống bằng nghề đi hát, đi diễn rồi giờ không biết làm sao. Nhưng may mắn vẫn được Tổ thương, sau này tôi gặp chị Trang Thanh Lan, chú Bảo Quốc, Thuý Nga, Quang Minh, Hồng Đào... ai cũng thương và chấp nhận đi diễn với tôi", Lê Tín chia sẻ.

Đến bây giờ, Lê Tín dành phần lớn thời gian để cùng với đoàn để thực hiện các vở cải lương cho chương trình "Cổ nhạc tình quê" dù không nhận được thù lao gì. Nam nghệ sĩ xúc động chia sẻ: "Thật ra cải lương không phải là một cái nghề. Tất cả anh chị em ở đây họ làm vì yêu nghề, họ phải đi làm rồi sau đó về đây hát cải lương - hoàn toàn không có tiền bạc gì hết. Đài hỗ trợ tất cả những thứ cần, quay phim phòng thu này nọ nhưng lương diễn viên không thể hỗ trợ được".

Thuý Nga khâm phục sự nhiệt huyết, yêu nghề của đồng nghiệp. Ảnh: MCV.

Thuý Nga khâm phục sự nhiệt huyết, yêu nghề của đồng nghiệp. Ảnh: MCV.

Nhìn lại hành trình rất dài với sự nhiệt huyết và hy sinh của đồng nghiệp, Thuý Nga không giấu nổi sự xót xa: "Nghệ sĩ Lê Tín rất yêu nghề nhưng đến với con đường nghệ, anh chỉ chứng minh để khán giả thấy được tình yêu của mình chứ bản thân Lê Tín thì Thuý Nga chưa thấy anh nhận được cái gì hết. Là nghệ sĩ, ở Mỹ bao nhiêu năm mà anh vẫn chưa có được một cái nhà".

Đọc thêm

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.