Thủy điện ở Quảng Nam tăng phát điện, Đà Nẵng lo thiếu nước

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng vừa ban hành công văn đề nghị các chủ hồ thủy điện tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, vì lo ngại việc vận hành xả nước phát điện quá nhiều vào thời điểm này sẽ làm cạn kiệt hồ chứa, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu nước cho vùng hạ du.

Qua theo dõi, giám sát thông tin, số liệu vận hành các hồ của các đơn vị quản lý, vận hành cung cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng nhận thấy, những ngày gần đây, một số hồ xả nước phát điện quá lớn đã làm cho mực nước các hồ A Vương, Sông Bung 4, Đắk Mi 4, Sông Bung 2 thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Quy trình 1865.

Trong khi đó, Bản tin dự báo khí hậu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, từ tháng 4 đến tháng 6/2023, tổng lượng mưa khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam phổ biến thấp hơn từ 5-10% so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 7 đến tháng 9/2023, lượng mưa khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

"Thông tin, số liệu dự báo như trên cộng với việc các hồ vận hành không đảm bảo theo Quy trình 1865 có nguy cơ gây cạn kiệt hồ chứa, không bảo đảm cấp nước an toàn cho hạ du đến cuối mùa cạn, đặc biệt có khả năng gây ra thiếu nước sinh hoạt nếu xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn", Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng thông tin.

Để bảo đảm cấp nước an toàn cho hạ du từ nay đến cuối mùa cạn năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đề nghị chủ các hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy định của Quy trình 1865. Điều chỉnh lưu lượng xả, thời gian xả phù hợp nhằm đưa dần mực nước hồ về khoảng mực nước quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa.

Đà Nẵng lo thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong mùa cạn.

Đà Nẵng lo thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong mùa cạn.

Việc điều chỉnh chế độ vận hành (lưu lượng, thời gian) xả nước xuống hạ du của các hồ được thực hiện cho đến khi mực nước hồ không thấp hơn khoảng mực nước quy định của quy trình.

Đồng thời, lắp đặt camera, thiết bị quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ chứa; truyền dữ liệu về UBND thành phố Đà Nẵng và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng theo đúng quy định.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cũng đề nghị các chủ hồ thủy điện tổ chức vận hành hồ với lưu lượng, thời gian xả theo đúng quy định của quy trình vận hành liên hồ; bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm cấp nước an toàn đến cuối mùa cạn, đầu mùa lũ; chỉ được chào bán điện năng lên thị trường điện theo yêu cầu về thời gian, lưu lượng xả phù hợp với quy định của quy trình.

Nếu trường hợp bất khả kháng, phải đề xuất phương án, báo cáo thêm với UBND thành phố Đà Nẵng để thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du nếu xảy ra sự cố mà không thể vận hành hồ theo quy định của quy trình.

Đọc thêm

Chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" bảo vệ thiên nhiên

"Bước chân trở về" không chỉ là hành trình gợi nhắc về cội nguồn, mà còn là nền tảng cho các sáng kiến dài hạn vì cộng đồng như phủ xanh đất trống (ảnh B.C).
(PLVN) -  Với chủ đề "Trở về cội nguồn - Trở về thiên nhiên - Trở về bản thể", chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" kêu gọi cộng đồng chung tay trồng cây gây rừng, bảo vệ thiên nhiên, tôn vinh giá trị văn hóa Việt và tạo nền tảng kết nối doanh nhân, chuyên gia, nghệ sĩ, người Việt trong và ngoài nước.

Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ xa vời mà là vấn đề cấp bách toàn cầu

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu tại Toạ đàm.
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh tại tọa đàm “Hoán đổi xanh: Cầu nối cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững”, diễn ra vừa qua tại Trường Đại học Cần Thơ. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), với mục tiêu thúc đẩy đối thoại, kết nối nguồn lực và truyền thông về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Bão số 1 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1.
(PLVN) - Vị trí tâm bão hiện trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 15-20km/h.

Việt Nam tiên phong trong bảo vệ môi trường và sinh kế gắn với biển

Nghề cá là một trong những trụ cột kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn ở góc độ hợp tác quốc tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hợp quốc (UNOC 3), Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của mình bằng cách là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định Biển cả). Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến biển và đại dương.

Tin mới nhất về bão số 1

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.
(PLVN) - Khoảng 6h hôm nay, bão số 1 cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145km về phía đông. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.

Chuyên gia nhận định mới nhất về cơn bão số 1

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - “Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc 10km/h và có xu hướng mạnh thêm”, ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Dự báo thuỷ văn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho hay.