Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài? (Bài 3): Những người làm việc kiểu “ba đầu sáu tay”

Nhân lực làm ngoại giao kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài rất “mỏng” so với nhu cầu giao thương ngày một lớn
Nhân lực làm ngoại giao kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài rất “mỏng” so với nhu cầu giao thương ngày một lớn
(PLO) - Đằng sau những bản hợp đồng có khi lên tới cả triệu USD mà các Thương vụ đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước giao kết với các đối tác ngoại là không ít khó khăn mà những người làm công tác ngoại giao kinh tế ở tuyến đầu đối mặt...

Nhân lực chỉ bằng nửa Thái Lan

Với những kết quả khả quan đo đếm được qua kim ngạch xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, hệ thống Thương vụ đã đạt được mục tiêu trở thành cầu nối hiệu quả trong việc đưa hàng hoá Việt Nam ra nước ngoài.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Khánh, bên cạnh các mặt tích cực thì hoạt động  các Thương vụ cũng còn tồn tại, hạn chế nhất định. Như việc cung cấp thông tin thị trường, ngành hàng còn chung chung, mới chỉ dừng ở việc cung cấp địa chỉ. Còn các chính sách của các nước sở tại về các mặt hàng xuất khẩu như thuế chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật… thì vẫn còn thiếu và hạn chế. 

Về mặt chủ quan, Thương vụ tại một số địa bàn có lúc còn chưa bao quát hết yêu cầu công việc, quan hệ phối hợp chưa thực sự thông suốt. Ở khía cạnh khách quan, việc triển khai một số hoạt động chuyên môn vẫn gặp vướng mắc về kinh phí cũng như thủ tục. Ngoài ra, một số thị trường có số lượng biên chế chưa phù hợp, quá “mỏng” so với khối lượng công việc. Đặc biệt, công tác tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tiếp xúc đối tác tại một số thị trường bị hạn chế bởi không có nhân sự sử dụng ngôn ngữ bản địa.

Cùng ý kiến với những đánh giá trên, ông Bùi Huy Hoàng - nguyên Tham tán thương mại tại Trung Quốc chia sẻ, quy mô xuất nhập khẩu của nước này rất lớn, với kim ngạch hơn 4.000 tỷ USD hàng năm, trong đó giá trị nhập khẩu rơi vào khoảng 1.800 tỷ USD. Do đó, không chỉ Việt Nam mong muốn bán hàng vào Trung Quốc mà còn nhiều nước khác. Vì thế, cần có thêm nguồn lực để bao quát thị trường, nắm bắt đối tác từ đó mới đưa ra được những đối sách hợp lý và có lợi cho Việt Nam khi thâm nhập thị trường hơn 1 tỷ dân này. 

Ông Hoàng đưa ví dụ, nhân lực Thương vụ Thái Lan ở Trung Quốc lớn gấp nhiều lần so với Việt Nam. Riêng ở Bắc Kinh, Thái Lan có 4 người làm công tác Thương vụ và thuê thêm 6 người bản địa chuyên đi nắm thị trường. Trong khi đó, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh chỉ có… 2 người, ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh cũng có Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, nhưng mỗi nơi chỉ có 1 nhân lực. 

Thị trường Trung Quốc mênh mông, nhiều thời điểm có cùng lúc nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, và Việt Nam cũng đưa 2-3 đoàn sang các tỉnh, thành khác nhau của Trung Quốc. Vì thế, Thương vụ cũng phải cân nhắc có thể phối hợp với cơ quan Chính phủ, Hiệp hội ngành hàng tại Trung Quốc hỗ trợ triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại địa bàn phù hợp. Thực tế đó khiến Thương vụ luôn trong tình trạng có thể cùng một lúc phải làm nhiều việc khác nhau.  

Thống kê địa bàn ở Hàn Quốc cho thấy, hàng năm có từ 200 - 300 đoàn cấp cao hoặc đoàn từ các tỉnh, thành phố đến thăm và làm việc. Riêng bộ phận Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, năm cao điểm phải tiếp 50 đoàn, năm ít nhất cũng lên đến 42 đoàn. Các đoàn đều liên quan đến doanh nghiệp nên mỗi đoàn thường “chiếm” 2 - 3 ngày làm việc của Thương vụ. Mỗi tháng 5 - 6 đoàn thì “anh em” Thương vụ phải căng hết sức mình. 

Trao đổi với PLVN, ông Lê An Hải - nguyên Tham tán thương mại tại Hàn Quốc cho hay, 60% thời gian của Thương vụ ta là phục vụ các hiệp hội, doanh nghiệp như giúp họ tham gia hội chợ, triển lãm, gặp gỡ đối tác... Ngoài ra, còn phải giúp doanh nghiệp trong nước xử lý thông tin vì trong một “biển” thông tin như hiện nay, việc chắt lọc, tìm ra những thông tin cần thiết là việc làm không dễ dàng gì. 

Tự “xoay” trên đất bạn…

Bà Nguyễn Hoàng Thúy - Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Tham tán thương mại Việt Nam tại Australia cho hay, đất nước này là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng, bởi tương đối mở, không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và hầu hết thuế nhập khẩu đều từ 0- 5%, nhưng nhân lực và vật lực dành cho Thương vụ ta tại Australia nói riêng và các Thương vụ khác nói chung đều chưa đáp ứng nhu cầu giao thương ngày một tăng cao giữa Việt Nam với các nước. 

Xung quanh vấn đề này, ông Bùi Huy Hoàng - nguyên Tham tán thương mại tại Trung Quốc khẳng định, thị trường nước này rất rộng, nhu cầu đa dạng,  trong khi Thương vụ Việt Nam ở Bắc Kinh chỉ có 2 người nên dường như là không xuể. 

Ngoài ra, kinh phí cấp cho Thương vụ là con số cố định hàng năm nhưng những sự việc cần phải giải quyết phát sinh rất nhiều khi nhu cầu hợp tác giữa hai  bên ngày một tăng, đặc biệt trong việc xử lý tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp 2 bên. Đã từng có kiến nghị cho phép thu phí đối với một số dịch vụ cụ thể từ yêu cầu của doanh nghiệp như tìm hiểu thông tin đối tác hoặc tham gia các vụ việc tranh chấp thương mại, nhưng đến nay những hoạt động này vẫn là trách nhiệm vô điều kiện của Thương vụ. 

Ông Lê An Hải - nguyên Tham tán Thương mại tại Hàn Quốc kể, ông đã từng đứng đơn giúp doanh nghiệp trong nước kiện một doanh nghiệp địa phương ở Hàn Quốc (cách Soeul 200km). Thời gian dành cho công việc này rất nhiều, đi lại nhiều lần nhưng Thương vụ vẫn phải tự bỏ tiền ra làm vì đây là trách nhiệm của cơ  quan này. Ngay cả việc giúp doanh nghiệp Hàn Quốc trong việc xử lý tranh chấp với doanh nghiệp Việt Nam, Thương vụ cũng phải thực hiện, dù không phải là nhiệm vụ của mình. “Đây là một cách để bảo vệ uy tín cho Việt Nam, và chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình dù nguồn kinh phí để thực hiện những công việc này còn  có hạn”, ông Hải nói.  

Theo đánh giá của một số Tham tán thương mại, với cơ chế và điều kiện như hiện tại, các Thương vụ chủ yếu chỉ giải quyết được nhiệm vụ thu thập thông tin, nghiên cứu cơ chế chính sách thị trường. Trong khi Chính phủ mong muốn, ngoài các nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên thì Thương vụ phải là cầu nối để góp phần thay đổi cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước có chênh lệch cao về giá trị xuất - nhập khẩu. 

Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với Thương vụ nhất là trong điều kiện thiếu cả nhân lực lẫn vật lực. Nhưng có thể hy vọng, với sự kỳ vọng vào giá trị xuất khẩu tăng lên, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của Chính phủ kiến tạo, những khó khăn trong công tác Thương vụ sẽ được giải quyết, để các Thương vụ hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình đó là mở rộng “biên giới mềm” của Việt Nam thông qua sự hiện diện của hàng hoá Việt trên toàn thế giới. 

Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài? (Bài 3): Những người làm việc  kiểu “ba đầu sáu tay” ảnh 1
Bà Nguyễn Hoàng Thúy - Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney
Lãnh sự Việt Nam tại Sydney nói gì?

“Trao đổi  với  PLVN, bà Nguyễn Hoàng Thúy - Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Tham tán thương mại Việt Nam tại Australia cho hay, đất nước này là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng, bởi thị trường tương đối mở, không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và hầu hết thuế nhập khẩu đều từ 0 - 5%, nhưng nhân lực và vật lực dành cho Thương vụ ta tại Australia nói riêng và các Thương vụ khác nói chung đều chưa đáp ứng được hết nhu cầu giao thương ngày một tăng cao giữa Việt Nam với các nước”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.

Ngành Hải quan thúc đẩy công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan mới đây đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) với Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.