Thương vụ triệu USD và lời lý giải của các cựu Giám đốc CDC về việc ứng trước kit test Việt Á

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại tòa, cựu Giám đốc CDC các tỉnh đều thừa nhận việc ứng trước kit test của Việt Á là sai. Tuy nhiên, theo lý giải của họ, đây là nhu cầu xuất phát từ thực tế, đã hỏi ý kiến của cấp trên…

Chiều 4/1, phiên tòa xét xử bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Việt Á) và 37 bị cáo khác, trong đó có Giám đốc CDC nhiều tỉnh tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi.

Cựu Giám đốc CDC thừa nhận sai phạm

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Định (cựu GĐ CDC Nghệ An) khai xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp bách, với tư cách là Giám đốc CDC Nghệ An đã chỉ đạo việc vay kit test của Việt Á. Ông Định khẳng định trước khi vay kit xét nghiệm có gọi điện hỏi ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An và nhận được sự đồng ý.

Ông Định thừa nhận việc vay kit xét nghiệm và sau đó hợp thức hóa hồ sơ để thanh toán cho Việt Á là sai phạm.

Sau khi thanh toán hợp đồng, Cty Việt Á có 2 lần chuyển tiền cho CDC Nghệ An, trong đó, ông Định được nhận 185 triệu đồng thông qua Nguyễn Thị Hồng Thắm (cựu kế toán trưởng của CDC Nghệ An).

Trước câu hỏi của chủ toạ về cáo buộc tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, cựu Giám đốc CDC Nghệ An cho rằng hoàn toàn xác đáng, bản thân ông là Giám đốc trung tâm nên phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng mình mới làm Giám đốc chưa đầy một tháng thì dịch bùng phát, cả tỉnh Nghệ An chỉ có nguồn kit test Việt Á nên đành phải vay để chống dịch.

Bị cáo Nguyễn Văn Định (cựu GĐ CDC Nghệ An).

Bị cáo Nguyễn Văn Định (cựu GĐ CDC Nghệ An).

Bị cáo Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương) thừa nhận truy tố của VKS với ông về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng người, đúng tội. Lý do là ông đã tạm ứng kit test của Cty Việt Á và Cty VNDAT để sử dụng trước rồi sau đó hợp thức thanh toán sau, thông qua 5 gói thầu và 7 hợp đồng.

Theo ông Danh, quá trình làm việc, không có ai thoả thuận hay đưa lợi ích vật chất gì cho ông. Việc bản thân bị cáo thực hiện sử dụng trước, thanh toán sau là thực hiện chỉ đạo từ Giám đốc Sở Y tế Bình Dương. “Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo vô tình vi phạm pháp luật về đấu thầu, mong HĐXX xem xét”, bị cáo Danh nói.

Trả lời thẩm vấn trước đó, ông Lâm Văn Tuấn (cựu Giám đốc CDC Bắc Giang) cũng khai nhận hành vi phạm tội của mình. Ông Tuấn thừa nhận khi dịch xảy ra, ông đã thực hiện việc vay sinh phẩm của Cty Việt Á trước rồi mới đấu thầu sau. Lúc đầu, ông cứ nghĩ việc làm đó là đúng để đảm bảo phòng chống dịch, nhưng sau này mới thấy là sai.

Thương vụ mua kit test triệu USD

Cũng trong phần thẩm vấn chiều nay, HĐXX đã hỏi bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (cựu chuyên viên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) và Nguyễn Bạch Thuỳ Linh (cựu Giám đốc Cty TNHH MTV SNB Holdings). Hai người này bị truy tố về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Theo cáo buộc, cuối tháng 3/2020, bà Trần Vũ Mai Hoàng (là em họ bị cáo Thuỷ), nhân viên Cty Capitaland (Cty thuộc Chính phủ Singapore) có trao đổi thông tin với bà Thủy và Linh về việc Cty Capitaland sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trị giá 1 triệu USD.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ tại toà.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ tại toà.

Lúc đó hai người đã gợi ý cho bà Mai Hoàng báo cáo lãnh đạo Cty Capitaland mua test xét nghiệm COVID-19 do Cty Việt Á sản xuất với trị giá 1 triệu USD để tặng Chính phủ Việt Nam. Sau khi bà Mai Hoàng báo cáo, được lãnh đạo Cty Capitaland đồng ý mua test xét nghiệm tặng Chính phủ Việt Nam nhưng phải kèm theo điều kiện có Thư cảm ơn của Chính phủ Việt Nam hoặc đại diện Chính phủ Việt Nam phải có mặt tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ, nhằm tăng uy tín cho Cty Capitaland trên thị trường Việt Nam.

Lúc đó, bà Mai Hoàng đã thông tin lại cho bị cáo Thủy và Linh để trao đổi cho Phan Quốc Việt biết. Điều kiện Cty Capitaland đưa ra, Chủ tịch Việt Á không thực hiện được, nhưng do bà Thuỷ có mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ nên bà Thuỷ có thể can thiệp, tác động đến lãnh đạo các Bộ, ngành để có Thư cảm ơn của Chính phủ Việt Nam hoặc đại diện Chính phủ Việt Nam có mặt tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ của Công ty Capitaland. Do vậy, Phan Quốc Việt đồng ý chi 40% giá trị Hợp đồng cho bị cáo Thủy, Linh để bà Thuỷ thực hiện tác động, can thiệp theo đề nghị của Cty Capitaland.

Ngày 2/4/2020, Cty Việt Á ký Hợp đồng bán 40.000 test xét nghiệm COVID-19 cho Cty Capitaland, giá trị Hợp đồng 23,58 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD). Để hoàn thành Hợp đồng và nhận được số tiền trên, bà Thuỷ đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao thuộc Chính Phủ để can thiệp, tác động ông Nguyễn Thanh Long (khi đó là Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế) có mặt tại buổi lễ trao test xét nghiệm Cty Capitaland ủng hộ Chính phủ Việt Nam, theo đúng yêu cầu của Công ty Capitaland.

Cáo buộc xác định bị cáo Thủy và Linh được hưởng lợi hơn 8 tỷ đồng tiền % ngoài Hợp đồng trên, trong đó bà Thủy hưởng lợi 2 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, cả hai nữ bị cáo đều liên tục khóc. Theo lời khai của bị cáo Thủy, để đáp ứng yêu cầu của Cty Capitaland, bà Mai Hoàng có làm công văn gửi Bộ Y tế và một số nơi nhưng chưa có trả lời. Lúc đó, bị cáo có gọi cho Nguyễn Huỳnh (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) xem công văn mà Mai Hoàng gửi Bộ y tế đã tới chưa.

Sau đó bị cáo tiếp tục gọi cho ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ y tế - PV). Qua điện thoại, ông Long nói rất ngắn gọn rằng, tất cả theo quy định, sẽ nhận hàng tại Mặt trận tổ quốc, đồng thời nhắn cho bị cáo số điện thoại của một người tên Ánh ở Mặt trận tổ quốc.

Tiếp đó, bà Thủy bảo đã gọi điện cho ông Huỳnh để nhờ xem lịch làm việc của ông Long và được biết ông Long có lịch trao tặng kit test bên Mặt trận tổ quốc. Bà Thủy thừa nhận được bà Linh mang đến cám ơn 2 tỷ đồng. Khi đó, bà Thủy hỏi bà Linh: “Sao em cho chị nhiều tiền thế” thì bà Linh nói đó là tiền cám ơn vì bà Thủy đã can thiệp để có sự xuất hiện của lãnh đạo Bộ Y tế có mặt tại buổi lễ.

“Khi vụ Việt Á xảy ra, bị cáo lo sợ nên đem trả lại tiền vào 9/2022 vì sợ”. Trả lời câu hỏi của HĐXX rằng, tại sao nhận tiền từ 4/2020 mà đến tận 9/2022 bị cáo mới trả lại, bà Thủy phân trần, trước đó có gọi điện cho bà Linh vài lần để trả tiền nhưng chưa trả được. “Hành vi của bị cáo rất sai trái và bị cáo rất ân hận”, bị cáo Thủy nói.

Trả lời thẩm vấn trước tòa, bà Nguyễn Thùy Linh bật khóc nói rằng chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại vi phạm pháp luật. Khi làm việc với CQĐT, bị cáo đã hiểu ra và tự nguyện chấp hành mọi yêu cầu.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.