Thương vụ triệu USD của Nutifood ở xứ sở sâm Ngọc Linh

Nutifood sở hữu trang trại sâm Ngọc Linh lớn nhất Quảng Nam thông qua việc đầu tư vào Quasapharco
Nutifood sở hữu trang trại sâm Ngọc Linh lớn nhất Quảng Nam thông qua việc đầu tư vào Quasapharco
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty CP Thương mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam (Quasapharco), chính thức đặt chân vào “lãnh địa” thảo dược, đặc biệt là thảo dược quý hiếm. Thương vụ triệu USD này hứa hẹn sự phát triển đột phá mới cho “quốc bảo” Việt Nam. Đây cũng có thể coi là động lực lớn, truyền cảm hứng để thương hiệu Việt nói chung nỗ lực vượt khó vươn xa thời COVID -19.

Tiếp quản trang trại sâm Ngọc Linh quy mô lớn

Quasapharco được biết đến là công ty nuôi trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất tỉnh Quảng Nam – quê hương của loài thảo dược qu‎ý. Thông qua việc đầu tư vào Quasapharco, Nutifood chính thức tiếp quản trang trại sâm Ngọc Linh rộng hàng trăm hecta với hàng trăm nghìn gốc sâm đang được trồng tại rừng nguyên sinh nằm trên ngọn núi Ngọc Linh có độ cao 2.598m. Đây là khu vực có địa hình, khí hậu và lượng mưa đặc thù, điều kiện hiếm có để loài sâm quý này sinh trưởng và phát triển tự nhiên.

Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm tốt nhất thế giới và được xem là "quốc bảo" của Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng của sâm Ngọc Linh vượt trội hơn hẳn sâm của các nước khác. Cụ thể, phần thân rễ và rễ củ của sâm Ngọc Linh chứa đến 52 hợp chất Saponin, trong đó, 26 loại Saponin thường có ở sâm của Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ... 26 loại Saponin còn lại có cấu trúc hoàn toàn mới và chưa được công bố ở các loại sâm khác.

Đặc biệt, Saponin MR2 trong sâm Ngọc Linh chiếm khoảng ½ tổng Saponin chính. Sự hiện diện của MR2 góp phần hình thành nhiều tác dụng dược lý đặc hiệu của sâm Ngọc Linh như: ngừa ung thư, khối u, kháng khuẩn, ngăn chặn lão hóa... Ngoài ra, loài thảo dược quý này còn chứa 17 loại acid amin, 20 loại vi khoáng chất, tinh dầu và 17 loại acid béo rất tốt cho sức khỏe con người.

Giá trị là vậy, nhưng sâm Ngọc Linh theo các chuyên gia đánh giá hiện chưa có vị thế tương xứng. Hầu như người dân biết và sử dụng sâm của Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Việc Nutifood, một doanh nghiệp lớn, uy tín với hơn 20 năm trong ngành khoa học dinh dưỡng cùng sự am hiểu thị trường trong nước và quốc tế, đầu tư vào Quasapharco được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn, mang lại giá trị tương xứng cho “quốc bảo” Việt Nam.

“Bệ phóng” cho "quốc bảo" của Việt Nam

Ông Trần Bảo Minh - Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood đồng thời là Chủ tịch HĐQT mới của Quasapharco - cho biết: Cũng như nhiều nước phương Đông khác, Việt Nam là một quốc gia rất hấp dẫn trong mắt các nước phương Tây về kho tàng thảo dược thiên nhiên cũng như các bài thuốc bí truyền từ xa xưa để lại.

Với hơn 20 năm nghiên cứu trong ngành dinh dưỡng cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước, chúng tôi muốn đưa những giá trị dinh dưỡng của thảo dược Việt Nam vào phục vụ cho sức khỏe con người và xa hơn nữa là xây dựng thương hiệu các sản phẩm thảo dược Việt Nam trên trường quốc tế”.

Ông Trần Bảo Minh – Chủ tịch HĐQT mới của Quasapharco

Ông Trần Bảo Minh – Chủ tịch HĐQT mới của Quasapharco

Sở hữu vùng trồng sâm Ngọc Linh rộng lớn cùng vô số các loại thảo dược quý khác như: đẳng sâm, quế Trà My, nấm lim xanh…, các nhà khoa học dinh dưỡng Nutifood sẽ sớm cho ra đời những sản phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

Ông Minh chia sẻ: “Sâm Ngọc Linh của Việt Nam quý lắm! Hiếm có được một loại thảo dược tập hợp đến 52 saponin giá trị và hoàn toàn đến từ tự nhiên. Thế nhưng, chúng tôi muốn ai cũng có cơ hội thưởng thức “quốc bảo” này, từ người có thu nhập cao đến những người ít có điều kiện kinh tế hơn”.

Kế hoạch đưa sâm Ngọc Linh “vượt biên giới” cũng được Nutifood hoạch định từ sớm với nhiều hoạt động bài bản: quy hoạch và mở rộng vùng trồng sâm, thực hiện chứng minh lâm sàng có giá trị quốc tế bởi Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng hệ sinh thái quảng bá sâm Ngọc Linh tại Việt Nam và nhiều nước…

Mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái dinh dưỡng của Nutifood

Với mục tiêu mang những tinh hoa dinh dưỡng phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới, việc đầu tư vào lĩnh vực thảo dược, đặc biệt là thảo dược quý hiếm, là một bước tiến quan trọng giúp Nutifood nhanh chóng có được những đột phá mới, khác biệt về dinh dưỡng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho sức khỏe con người.

Nutifood là đơn vị luôn tiên phong đưa ra những sản phẩm nghiên cứu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bức thiết của cộng đồng. Sự kết hợp giữa các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, nơi đón đầu về công nghệ và những ứng dụng dinh dưỡng mới nhất của thế giới, với Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Việt Nam, nơi hiểu rõ thể trạng của người Việt Nam, được xem là thế mạnh của Nutifood.

Với nền tảng vừa nêu, sự góp mặt của các thảo dược Việt Nam, đặc biệt là thảo dược quý hiếm, sẽ mang đến nhiều ứng dụng độc đáo và khác biệt trong những nghiên cứu dinh dưỡng mới của Nutifood thông qua nhiều dòng sản phẩm đa dạng, từ sữa, thực phẩm dinh dưỡng cho đến các thức uống bổ dưỡng dùng hàng ngày.

Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, nơi đón đầu công nghệ và những ứng dụng dinh dưỡng mới nhất của thế giới

Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, nơi đón đầu công nghệ và những ứng dụng dinh dưỡng mới nhất của thế giới

Một trong những ứng dụng đầu tiên cho kế hoạch đầu tư mới này chính là dự án nuôi bò bằng thảo dược. Nhiều loại thảo dược đã được các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood nghiên cứu đưa vào khẩu phần thức ăn và nước uống cho bò để có được những con bò thật khỏe mạnh, từ đó hạn chế thấp nhất bệnh tật và phải điều trị bằng thuốc.

“Chúng tôi tự tin sẽ tạo nên dấu ấn đặc biệt từ những sản phẩm là lợi thế của Việt Nam. Những gì thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam nên được chính những thương hiệu Việt phát triển để từ đó mang lại lợi ích tối ưu nhất cho đất nước mình”, ông Trần Bảo Minh nhấn mạnh.

Đọc thêm

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.