Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Bộ đội tăng cường sẽ ở lại TP HCM hết tháng 11

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên các học viên Học viện Quân y vào chi viện cho TP Hồ Chí Minh, ngày 22/8.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên các học viên Học viện Quân y vào chi viện cho TP Hồ Chí Minh, ngày 22/8.
(PLVN) -  Sáng qua (29/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP HCM và các tỉnh phía Nam.

“Người dân tiếp cận được tổ quân y thì mừng lắm”

Hiện các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ, quân y đã chi viện tăng cường cho TP HCM 135.000 cán bộ, chiến sĩ; triển khai 12 bệnh viện (BV) điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 6.450 giường; duy trì 660 tổ quân y và 1.125 tổ lấy mẫu.

Sự vào cuộc của các đơn vị quân đội không chỉ góp phần tăng thêm sức mạnh cho các “pháo đài” chống dịch, mà thực sự tạo được sự tin tưởng cho bà con nhân dân.

Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy QK7 cho biết mỗi cán bộ, chiến sĩ chi viện cho TP luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ phòng chống dịch và hỗ trợ, chăm lo cho nhân dân.

Các đơn vị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo hiệu quả nhiều biện pháp, góp phần kéo giảm số ca nhiễm, ca tử vong, xóa nhiều “vùng đỏ”, mở rộng các “vùng xanh” an toàn.

Theo Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, sự vào cuộc kịp thời của lực lượng quân y hoạt động trong các BV dã chiến, trạm y tế lưu động ở phường, xã đã chăm sóc sức khỏe kịp thời cho người dân ngay tại nhà, góp phần kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tử vong.

"Người dân tiếp cận được tổ quân y thì mừng lắm, tin tưởng rằng họ gọi điện sẽ có người nghe. Sau 1-2 tuần, hiện tượng F0 chết tại nhà là rất ít. Đến một tháng sau, không còn F0 chết tại nhà nữa", Tướng Lương nói.

Đại tá Trần Quốc Việt, PGĐ BV Quân y 175 cho biết, ngay từ đầu đợt dịch thứ 4, BV đã phối hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới tổ chức những tuyến quân y, điều trị các trường hợp nặng, vượt khả năng tuyến dưới. BV đang vận hành trung tâm điều trị COVID-19 mức độ vừa và nặng với 500 giường, hiện đang điều trị 353 người.

Thời gian tới, BV 175 tiếp tục tổ chức lại Trung tâm điều trị COVID-19 đủ 3 tầng điều trị; hỗ trợ các BV quân y, dân y trên địa bàn; chuẩn bị phương án đón bệnh nhân bị các bệnh khác đến khám chữa bệnh sau khi TP HCM từng bước mở lại các hoạt động.

Trong thời gian tới, Tướng Lương yêu cầu các đơn vị tiếp tục điều chỉnh lực lượng làm nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, trước hết là ở những “vùng xanh”, khi TP từng bước mở lại các hoạt động: “Tinh thần là các đơn vị quân đội tăng cường cho TP HCM sẽ ở lại đến hết tháng 11, nhất là các BV dã chiến chỉ tính đến phương án giảm giường bệnh, giảm y, bác sĩ khi số ca bệnh nặng, nguy kịch giảm rõ rệt”.

Đóng góp quan trọng, hiệu quả của lực lượng quân đội

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, nếu không có sự vào cuộc ngay từ đầu, rất hiệu quả của lực lượng quân đội thì công tác phòng, chống dịch trên địa bàn cả nước cũng như ở TP HCM không thể có được những kết quả như hiện nay.

Vào thời điểm bắt đầu thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 trên địa bàn TP HCM (ngày 9/7) thì dịch đã lây nhiễm rất nặng và sâu ở khu vực (gồm TP HCM, một phần các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An), đòi hỏi phải có những giải pháp phòng chống dịch đặc biệt.

Phó Thủ tướng dẫn lại các kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tháng 7, tình hình lây nhiễm tại TP HCM rất sâu, như các đô thị lớn trên thế giới thường mất ít nhất 6 đến 9 tháng mới cơ bản kiểm soát được dịch.

Sau hơn 2 tháng, dù có nhiều thiệt hại, hy sinh, mất mát nhưng tình hình dịch ở TP HCM từng bước được kiểm soát, tạo điều kiện để từng bước mở lại các hoạt động cùng với việc tăng cường kiểm soát dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới.

Đó là kết quả từ việc triển khai những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống, nỗ lực của TP HCM, sự hợp tác, chi viện của Trung ương, các địa phương, nhất là lực lượng quân đội.

“Đến ngày hôm nay chúng ta đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn, gian khổ, có nhiều mất mát nhưng cũng càng thấy rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết, sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống của nhân dân Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

Những ngày qua, người dân TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An luôn trân trọng hình ảnh đẹp của các chiến sĩ bộ đội như: Giữ gìn trật tự, chuyển túi an sinh, mua lương thực, thực phẩm cho bà con; các chiến sĩ quân y đến từng nhà chăm sóc người nhiễm COVID-19, hỗ trợ y tế kịp thời, không quản mưa nắng, đêm ngày, đã cứu được rất nhiều người.

Phó Thủ tướng chia sẻ ông đã cùng bác sĩ quân y đến thăm khám tại nhà cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 cao tuổi và được chứng kiến sự tin tưởng, yên tâm của người dân dành cho những thầy thuốc áo lính.

Điều chỉnh lực lượng thích ứng trong tình hình mới

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới cả nước vẫn phải kiểm soát dịch bệnh khi chưa thể bao phủ vaccine cho toàn bộ dân số, chưa có thuốc đặc trị. Trên địa bàn TP HCM chưa thể rút các đơn vị quân đội nhưng từng bước điều chỉnh lực lượng để thích ứng với yêu cầu phòng, chống dịch theo yêu cầu mới, dần chuyển giao một số nhiệm vụ cho lực lượng ở địa phương.

“Chúng ta sẽ trưởng thành từ thực tiễn với mục tiêu lớn nhất là phục vụ, chăm sóc tốt nhất cho nhân dân”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, tình hình dịch bệnh trên cả nước hiện nay có thể thấy khu vực TP HCM có mức độ lây nhiễm nặng nhất giống như những đô thị lớn của các nước phát triển trên thế giới; tiếp đến là các địa phương có giao lưu, giao thương lớn với TP HCM nên bị lây nhiễm tương đối nặng, nhất là một số tỉnh Nam Bộ, Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng; các tỉnh miền Bắc và khu vực miền Trung vẫn kiểm soát được dịch bệnh theo chiến lược ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị tích cực. Vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch cần có những giải pháp khác nhau nhưng ở khu vực nào vai trò của lực lượng quân đội cũng rất quan trọng.

Phó Thủ tướng cho biết, sau khi đạt tỷ lệ tiêm vaccine tương đối cao, được chi viện về xét nghiệm, điều trị, người dân đã ý thức tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch,… khu vực TP HCM có thể dần nới cho các hoạt động di chuyển để tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên ngoài vẫn phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người từ khu vực TP HCM đi về các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và những địa phương khác.

Việc kiểm soát không chỉ ở các chốt mà còn phải tuyên truyền, vận động và có các biện pháp cần thiết đến tận cơ sở để người dân chỉ đi lại, hoạt động ở những khu vực theo đúng hướng dẫn của chính quyền.

Phó Thủ tướng cũng mong muốn các BV quân y sẽ trở thành những điểm, trung tâm cùng với chính quyền địa phương xử lý các sự cố sức khoẻ cộng đồng trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...