Thường trực Chính phủ xem xét đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sau 15/4

Phiên họp chiều 20/4 của Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phiên họp chiều 20/4 của Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLVN) - Chiều 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo Quốc gia báo cáo tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống đã triển khai từ sau cuộc họp ngày 15/4.

Kiểm soát tốt tình hình dịch  nhờ hiệu quả của cách ly xã hội 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia (tính đến 12h ngày 20/4), trong tuần qua nước ta chỉ ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc mới, trong khi đó có 64 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Số mắc mới trong tuần cao nhất được ghi nhận vào ngày 13/4 với 5 trường hợp, 3 ngày sau đó mỗi ngày chỉ ghi nhận thêm 1 trường hợp và liên tiếp 4 ngày từ 17-20/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới. 208 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 78% tổng số bệnh nhân). Ba bệnh nhân diễn biến nặng (số 20, 91, 161) đang được điều trị tích cực và đã có tiến triển trong những ngày gần đây.

Điều đó cho thấy tình hình dịch hiện nay tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt và cho thấy hiệu quả của việc thực hiện cách ly xã hội trong những tuần vừa qua.

Tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ các ổ dịch mới phát hiện như tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và rà soát, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần với các ca nhiễm mới gần đây.

Bên cạnh đó, do dịch đã lây lan ra cộng đồng nên vẫn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm và có thể bùng phát thành ổ dịch bất cứ lúc nào, đòi hỏi các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và mỗi người dân cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tích cực, nâng cao ý thức phòng bệnh của mỗi cá nhân, không được phép chủ quan, lơ là.

Về vấn đề xét nghiệm, hiện nay cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật RT- PCR, trong đó 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (22 các cơ sở y tế tuyến Trung ương và các bệnh viện, 14 trung tâm kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế). Số mẫu xét nghiệm từ ngày 16-19/4/2020 là 17.900 mẫu tương đương khoảng hơn 4.000 mẫu/ngày và tương đương với các ngày trước đó nhưng không ghi nhận trường hợp mắc.

Tính đến thời điểm ngày 16/4/2020, cả nước có 47 cơ sở sản xuất khẩu trang y tế, năng lực sản xuất tối đa là 25,5 triệu chiếc/ngày trong trường hợp đủ nguyên liệu sản xuất.

Hà Nội - TP HCM kiến nghị ra khỏi nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao

Kiến nghị tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đề xuất đến ngày 22/4, nếu không có ca mắc mới thì điều chỉnh Hà Nội ra khỏi nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao vì tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP đã được kiểm soát tốt; nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng đã giảm dần…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đến ngày 22/4, nếu không có ca mới, các ổ dịch tiếp tục kiểm soát được chặt chẽ thì Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở Thủ đô; các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thực hiện theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sớm có hướng dẫn cụ thể về việc đảm bảo an toàn tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, công trường, các loại hình kinh doanh khác được hoạt động để các địa phương thống nhất triển khai thực hiện.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng đề xuất tương tự như Hà Nội và kiến nghị Thủ tướng sớm có Chỉ thị mới để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế.

Tại Hội nghị, ý kiến của các bộ, ngành cũng đồng tình với việc giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội, TP HCM và tùy tình hình thực thế để gỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách mạnh mẽ trên tinh thần không chủ quan nhưng cũng sẵn sàng để phục hồi sản xuất kinh doanh...

Trước đó, ngày 15/4, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương để chia các địa phương thành 03 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến. Cuộc họp sau sẽ xem lại các nhóm này để điều chỉnh phù hợp.

Nhóm có nguy cơ cao (12 tỉnh, TP) sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.

Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.