Thường trực Chính phủ bàn về các phương án đối với Thủ đô trước tình hình dịch COVID-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình dịch COVID-19 chiều 30/3. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình dịch COVID-19 chiều 30/3. Ảnh: VGP
(PLVN) - Phát biểu khai mạc cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay -30/3, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiếp tục thần tốc trong công việc, cương quyết dồn mọi nguồn lực để dập các ổ dịch COVID-19, không để rơi vào thế bị động.

Cuộc họp để Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách.

Thủ tướng đề nghị cuộc họp thảo luận một số vấn đề như có cần thành lập thêm bệnh viện dã chiến hay không, huy động sẵn sàng là bao nhiêu, các phương án đối với Thủ đô…

Theo Thủ tướng, ình trạng di chuyển qua lại các tỉnh còn quá đông, còn tình trạng ở một số nơi người dân di chuyển, ra đường nhiều, có thể gây nguy cơ lây nhiễm lớn. Vì vậy, “Tinh thần là tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó” - Thủ tướng yêu cầu.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia (tính đến 12h ngày 30/3), 142 bệnh nhân đang được điều trị tại 22 cơ sở khám, chữa bệnh; trong đó 3 bệnh nhân trong tình trạng nặng, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong những ngày gần đây đã có tiến triển tốt lên; 78 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1.

Tính đến hết ngày 29/3/2020, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 65.271 người, trong đó có 711 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 32.752 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 31.808 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trừ trường hợp đặc biệt, công vụ đặc biệt hoặc là các bệnh viện, cửa hàng, siêu thị, cơ sở sản xuất phục vụ nhân dân còn nói chung là ở nhà, làm việc trực tuyến. 

Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà qua máy tính, hạn chế đến cơ quan, trừ các trường hợp trực, không thể vắng mặt...

Nhấn mạnh việc bảo đảm an sinh xã hội cần thiết, Thủ tướng đề nghị các địa phương lo cân đối nguồn lực, không để tình hình xấu rồi mới đặt vấn đề.

"Chúng ta không có biện pháp mạnh thì không thể thực hiện được “giờ vàng”, thần tốc là ở chỗ này, không thể chủ quan" - Thủ tướng nhắc lại, thái độ phải cương quyết.

Thủ tướng cho biết, để tập trung cho công tác phòng chống dịch sẽ dừng tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với địa phương dự kiến vào ngày mai - 31/3.

Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai hiện nay có khoảng 100 bệnh nhân nặng có nhu cầu phải chuyển từ tuyến dưới lên bệnh viện mà không thể chuyển sang các bệnh viện khác, trong đó có khoảng 30% rất nặng, nếu không được cứu chữa kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao (trên 80%).

Ban Chỉ đạo kiến nghị Chính phủ cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân nặng để cứu chữa kịp thời, dù trong điều kiện dịch bệnh tại Bệnh viện. Nguyên tắc tiếp nhận phải có sự trao đổi chuyên môn trước với tuyến dưới, việc vận chuyển bệnh nhân như với đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khi vào Bệnh viện phải áp dụng biện pháp phân luồng khu cấp cứu, cử cán bộ y tế riêng để điều trị các trường hợp này…

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.