Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa chúc mừng Đại hội.
(PLVN) - Sáng 21/10, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Đại hội.

Dự Đại hội còn có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kì cùng 339 đại biểu chính thức đại diện trên 72 nghìn đảng viên của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. 

Thực hiện phương châm: “Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII xác định chủ đề là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đoàn kết toàn dân, giá trị lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư; đổi mới, sáng tạo, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội; phấn đấu đến năm 2030, Ninh Bình trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, đoàn Chủ tịch gồm 9 đồng chí.
Phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, đoàn Chủ tịch gồm 9 đồng chí. 

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa 21 do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư Tỉnh ủy, nêu rõ: 5 năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản còn nhiều khó khăn, thách thức; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy dân chủ, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực; thực hiện đạt và vượt 13/15 mục tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, trong đó 12 mục tiêu hoàn thành vượt mức.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân được củng cố vững mạnh. Kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh; các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tiềm năng, thế mạnh của du lịch được phát huy; sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, phong trào xây dựng nông thôn mới và thu ngân sách đạt kết quả cao. 

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư Tỉnh ủy trình bày diễn văn tại Đại hội.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư Tỉnh ủy trình bày diễn văn tại Đại hội.
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới, phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng; chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên. Hoạt động khoa học - công nghệ có bước đổi mới, đạt được nhiều kết quả; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính. Hiệu quả công tác y tế và chăm sóc sức khỏe có chuyển biến rõ nét, ngày càng đáp ứng yêu cầu của nhân dân. An sinh xã hội đảm bảo; giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tốt.

Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác đối ngoại được quan tâm; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm chỉ đạo toàn diện có trọng tâm, trọng điểm và đạt kết quả tốt; lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên.

Cần có tầm nhìn mới về một Ninh Bình phát triển trong thời kỳ mới

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Trần Quốc Vượng chúc mừng, biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Bên cạnh đó, Đồng chí Thường trực Ban Bí thư cũng nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo; có tầm nhìn mới về một Ninh Bình phát triển trong thời kỳ mới. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn nữa về những tiềm năng, thế mạnh đặc thù và lợi thế so sánh của Ninh Bình. 

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng về dự và chỉ đạo Đại hội.
 Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng về dự và chỉ đạo Đại hội. 

Với vị trí chiến lược hết sức quan trọng, kết nối khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Bắc, nằm trong vùng tứ giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa, Ninh Bình cần đặc biệt quan tâm phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nội tỉnh và liên vùng; thúc đẩy liên kết vùng, nhất là liên kết chặt chẽ với các cực phát triển kinh tế của vùng tứ giác phát triển kinh tế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

Phải hết sức coi trọng giữ gìn và bảo vệ thật tốt môi trường sinh thái "xanh, sạch, đẹp", chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch bệnh, thiên tai. Chú trọng phát triển và bảo vệ thật tốt rừng, nhất là rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng chắn sóng biển Kim Sơn. Chú trọng quản lý tốt tài nguyên, khoáng sản. Xử lý tốt vấn đề rác thải, khí thải, nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, đô thị, nông thôn...

Chú trọng phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm tốt an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung giảm nghèo bền vững; hoàn thành sớm chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nhận thức sâu sắc hơn và phát huy mạnh mẽ giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa cố đô Hoa Lư ngàn năm "địa linh nhân kiệt"; và con người Ninh Bình có ý chí vươn lên trong khó khăn, thử thách, cần cù, năng động và sáng tạo, biến khó khăn thành lợi thế, thách thức thành cơ hội trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh nhà.

Cần hết sức chăm lo xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế.

Đảng bộ Ninh Bình phải quan tâm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đồng chí Trần Quốc Vượng cũng tin tưởng chắc chắn rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình nhất định sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đề ra, xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.