Thương nhớ quạt Kẻ Vác

Quạt kim châm làng Vác khi chiếu vào ánh nắng sẽ hiện ra những chi tiết hết sức cầu kỳ và đẹp mắt
Quạt kim châm làng Vác khi chiếu vào ánh nắng sẽ hiện ra những chi tiết hết sức cầu kỳ và đẹp mắt
(PLVN) - Chả thế, ca dao xưa có câu: “Hỡi cô thắt dải bao xanh/ Có về Canh Hoạch với anh thì về/ Canh Hoạch ít đất nhiều nghề/ Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khua”. 

Một thời vang bóng

Tìm về làng Vác (Kẻ Vác) xứ Đoài, Hà Tây (cũ) để nhớ lại những hình bóng xưa của một nơi làm quạt giấy giỏi và lớn nhất nhì đất Bắc. Giữa những nếp nhà mới, nay làng nghề cũ đã dần đi vào quá vãng. Chỉ còn vương vấn một chút hình bóng nghề xưa nơi đình làng, một số người còn “cầm cự” giữ nghề chạy đua với thời gian và nhịp sống hiện đại. 

Quạt Vác bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 18, cách đây khoảng gần 200 năm, do cụ Mai Đức Siêu - người được coi là ông tổ của làng khởi nghiệp. Dần dần nhiều gia đình theo nghề và chẳng bao lâu cả làng Canh Hoạch đều làm quạt. Trước kia thợ Vác từ chỗ chỉ sản xuất quạt bán quanh vùng quê mình, đã tiến lên làm các loại quạt kỹ, quạt quý xuất khẩu và tham dự các cuộc đấu xảo, hội chợ ở Hà Nội và Paris.

 Đến đình làng Vác để tìm về những ký ức xưa khi làng hưng thịnh nhất với nghề làm quạt, tôi được tận mắt chiêm ngưỡng chiếc quạt cổ có niên đại gần 200 năm, cùng với thời gian làm nghề của làng. Theo cụ từ chia sẻ, chiếc quạt là vật thiêng được thờ trong cung cấm, tại nhà bia có nơi khiêm tốn thờ chính cụ Siêu là ông tổ nghề quạt của làng. Chiếc quạt cũng là vật minh chứng cho sự tồn tại lâu đời, bền bỉ của nghề làm quạt làng Vác cho đến tận ngày nay.

Có một điều đặc biệt trong ký ức người làng Vác, không chỉ là sản phẩm nổi tiếng đất Hà thành xưa và khắp trong Nam, ngoài Bắc mà còn vinh dự được làm quà tặng Bác Hồ vào năm 1946 có bài thơ nổi tiếng:

“Gió xuân hây hẩy ba kỳ mát

Muỗi cỏ vo ve một phảy tan

Gia Cát quạt lông, Hồ quạt giấy

Trước sau quét sạch lũ tham tàn”.

Ở làng Vác có câu: “Xuân phong hòa khí”, chiếc quạt như linh hồn, là nguồn gió xuân mất mẻ tạo khí hòa thuận, hưng thịnh cho cả ngôi làng. Đối với người mê cổ phong, quạt làng Vác thực sự tinh hoa của truyền thống, không chỉ là sức sống của ngôi làng mà còn là giá trị văn hóa hun đúc trong suốt hành trình giữ nghề. 

Kỹ nghệ làm quạt là tinh hoa

Tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Thứ - người hiếm hoi còn làm quạt truyền thống tại làng để mắt thấy, tai nghe quá trình làm quạt thủ công tại đây. Ông hồ hởi mang rất nhiều mẫu quạt cổ truyền của nhà cho tôi xem, cũng chính là những loại quạt nổi tiếng xưa nay của làng Vác.

Ông Nguyễn Văn Thứ - nghệ nhân làm quạt cổ hiếm hoi của làng Vác
Ông Nguyễn Văn Thứ - nghệ nhân làm quạt cổ hiếm hoi của làng Vác 

Ông chia sẻ về sản phẩm đầy tự hào của làng: “Giấy dùng làm quạt châm kim là giấy dó - được sản xuất hoàn toàn thủ công từ vỏ cây dó và nhựa cây mò. Thường dùng giấy dó bóc đôi (loại mỏng), hoặc bóc 1 (loại dày), giấy không chống thấm. Cấu trúc quạt cổ làng gồm: Nan tre cổ 18 nan (khác loại 17 hay 19 nan như bây giờ)”.

Làm được quạt Châm Kim theo kiểu cổ làng Vác là đủ những công đoạn cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn của người làm quạt. Thế nên, giờ về Vác cổ của làng chủ yếu vẫn duy trì nghề cha ông, lớp trẻ bỏ dần. Ông Thứ chia sẻ loại tre làm quạt phải là loại tuyển mà dân gọi là tre bánh tẻ (vì nếu chọn tre non dễ mục, tre già giòn dễ vỡ). Ngâm tre 3 tháng ở ao nước sạch, trong rồi một thời gian vớt lên để khô trong bóng râm.

Lớp hồ để gắn giấy và nan là loại nhựa cậy chứ không dùng keo, nhựa cậy lấy từ quả cậy xanh giã nát ngâm nước trong chung để một tháng lọc lấy nước thành nhựa cậy để dán quạt. Nhựa cậy được phết hai lần để tăng độ kết dính và chống mối mọt. Sừng trâu để làm quạt được đặt mua về từ Thường Tín, Hà Nội. Sừng mua về là những thanh nhỏ còn thô và được chế biến theo yêu cầu của khách. Sau khi quạt phơi khô được tỉa tót, vót lại quần nan, dùng giấy nhám đánh nhẵn, giũa nan cái thành từng vết và tiếp tục bôi vôi làm thành nan như thân cây tre, cây trúc.

Nếu quạt sừng là thứ chỉ thấy ở Canh Hoạch thì châm kim hoa văn quạt lại càng là thứ độc nhất vô nhị. Đây là một thủ pháp kỹ thuật phức tạp và độc đáo, không phải ai cũng có thể làm được. Dụng cụ đột bằng từng miếng hoa văn được vẽ lên gỗ, gắn kim theo từng hình vào gỗ rồi cố định và dập khuân đó lên quạt.

Khi cầm quạt soi lên trời, ta sẽ nhìn thấy những hình vẽ hiện lên như một bức họa sống động như mây, rồng, phượng, tùng, trúc, cúc, mai... mà đường nét là những lỗ châm kim liền nhau, với kỹ thuật đạt tới độ chuẩn xác cao.

“Một chiếc quạt sừng loại tốt có thể dùng được vài chục năm mà khung quạt chưa hỏng” - chị Liệu (một người làm quạt cổ tại làng) cho biết. 

Ông Thứ chia sẻ thêm: “Quạt làm muốn ưng ý thì từng thanh sừng phải được mài bằng dao và giấy nhám. Bây giờ có máy mài nhưng tôi vẫn giữ thói quen làm bằng tay của các cụ truyền lại”.

Thế mới thấy để làm ra được quạt cổ là đủ công đoạn tinh hoa kỹ nghệ của người làm. Nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của ông Thứ như múa những vệt hồ lên quạt, tôi lại thấy ngưỡng mộ họ vô cùng. Trải qua hàng chục năm gắn bó, thăng trầm quá đời người đều trải lên từng nan quạt bởi sự tinh xảo, hoa mĩ.

Chiếc quạt cổ được thờ tại đình có niên đại từ giữa thế kỷ 18
Chiếc quạt cổ được thờ tại đình có niên đại từ giữa thế kỷ 18 

Đau đáu nhìn về tương lai

Giờ đến làng Vác, giữa nhịp sống hiện đại, khung cảnh một làng nghề làm quạt truyền thống nay đã vắng bóng. Tại làng chỉ còn vài hộ gia đình còn giữ được nghề làm quạt cổ truyền. Chủ yếu trong số đó là những người già lành nghề, họ cố níu giữ một chút quá vãng của nghề đã từng hưng thịnh nhất của làng nhiều năm trước. Những người trẻ bỏ dần đi làm ăn, kinh tế, hiếm có ai còn trụ lại để nối nghiệp cũ của gia đình. 

Về làng quạt nổi tiếng một thời đã không còn cảnh làm quạt nhộn nhịp xưa kia. Thay vào đó là hình ảnh người người, nhà nhà chuyển sang làm lồng chim. Vậy nên Canh Hoạch bây giờ, ít ai nhớ đến tên tuổi một làng làm quạt giấy nổi tiếng mà là làng sản xuất lồng chim trong những năm gần đây.

Anh Lê Xuân Hiệp (25 tuổi, Hà Nội) là người trẻ yêu thích cổ phong, đối với anh, quạt là cả tấm chân tình người xưa để lại. Mỗi chiếc quạt là một câu chuyện của tiền nhân kể cho hậu sinh về nghĩa tình, đạo lý làm người, văn hóa truyền thống. Anh là khách quen của gia đình ông Thứ, nhìn ngôi làng quạt cổ một thời nay chỉ “cầm cự” giữ nghề, bản thân cũng thấy đau xót. “Chỉ mong vẫn còn những người yêu quạt cổ phong để lưu giữ lại những tinh hoa của cha ông để lại” - anh Hiệp chia sẻ.

Mấy đời làm quạt cổ phong, nhà ông Thứ cũng dần khấm khá lên nhờ thời gian hưng thịnh nhất của làng làm quạt. Giờ ông có một cơ ngơi vững chãi sau nhiều năm lăn lộn với nghề cổ truyền. Tuy nhiên, vẫn có nỗi đau đáu trong lòng người nghệ nhân hiếm hoi của làng: “Mai đây ai sẽ nối nghiệp chúng tôi?”.

Đó là câu hỏi trằn trọc nhiều nghệ nhân lão làng như ông Thứ, ông Hướng hay cô Liên khi nhìn về tương lai của quạt kim châm làng Vác. Giới trẻ trong làng không còn mặn mà với nghề truyền thống mà chuyển sang nghề khác kiếm kế sinh nhai.

Còn lớp người nghệ nhân của làng nay cũng đã có tuổi, gần một đời gắn bó với nghề này. Nguy cơ thất truyền nghề quạt nổi tiếng của làng Vác là điều dễ đoán. Mong mỏi lớn nhất của những nghệ nhân cuối cùng tại làng là sau này vẫn có người giữ nếp làm quạt cổ phong có một không ai của làng Vác.

Quạt làng Vác vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời của những người mê văn hóa cổ phong. Ảnh: Đình Làng Việt
Quạt làng Vác vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời của những người mê văn hóa cổ phong. Ảnh: Đình Làng Việt

Nghề làm quạt đầy những thăng trầm, như gia đình ông Thứ hay ông Hướng, trung bình thu nhập từ nghề đủ họ trang trải cuộc sống. Vài năm gần đây, quạt Vác không chỉ dùng để trong cúng lễ mà còn thành đồ lưu niệm cho khách du lịch trong và ngoài nước. Dù vậy, đối với người Vác vẫn có những lối sáng nhất định cho hành trình giữ nghề dù có bấp bênh, thăng trầm nhiều nỗi.

Đọc thêm

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi liên quan đến việc kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho kiểu loại xe CR-V e:HEV RS năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và phân phối. Động thái này nhằm kiểm tra khả năng rò rỉ xăng, mùi xăng của bơm nhiên liệu cao áp khi động cơ hoạt động.

Giấc mơ đưa đồ chơi gỗ ‘Made in Vietnam’ vươn ra thế giới

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -  Từ ý tưởng trong phòng trọ 20m2, 2 chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em gắn mác “Made in Vietnam”. Ước mơ một ngày không xa, những đồ chơi gỗ gắn liền với trẻ em Việt như: ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.

Năm 'được mùa' với người nuôi cá tra

Năm 2024, ngành cá tra Việt Nam đạt kết quả đáng mừng cả về chất lượng và giá trị. (Ảnh: Ngọc Trinh)
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản
(PLVN) - Ngày 15/11, tại UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng trong thời gian tới.

FPT Techday 2024 thu hút gần 10.000 người tham dự

FPT Techday 2024
(PLVN) - FPT Techday 2024 - Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14/11, tại Trung tâm triển lãm và sự kiện Thiskyhall, TP Thủ Đức, TP HCM.