Thượng nguồn sông Sêrêpôk tan hoang vì "cát tặc"!

(PLVN) - Bất chấp tiếng kêu cứu của đồng bào các dân tộc sinh sống dọc hai bên bờ sông Krông Nô thuộc địa bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông) và huyện Lắk (Đắk Lắk), hàng chục tàu vỏ thép cỡ lớn vẫn ngày đêm bơm hút cát, xé nát ruộng nương. Không những thế, những ngôi nhà cũng bị cuốn trôi theo “cơn khát” của những đầu sỏ cát tặc.
Sông Krông Nô (hay còn gọi là sông Cha) có hàng chục bãi cát lậu thi nhau bơm hút. Khi nhận được giấy phép khai thác hơn chục km sông, những ông chủ ở này đã “chia nhỏ” từng khúc một rồi bán lại cho nhiều người để cùng nhau tận diệt thượng nguồn sông Sêrêpôk.

Sông Krông Nô (hay còn gọi là sông Cha) có hàng chục bãi cát lậu thi nhau bơm hút. Khi nhận được giấy phép khai thác hơn chục km sông, những ông chủ ở này đã “chia nhỏ” từng khúc một rồi bán lại cho nhiều người để cùng nhau tận diệt thượng nguồn sông Sêrêpôk.

Những bãi cát khổng lồ ngang nhiên hoạt động bất chấp dư luận cũng như phản ứng gay gắt của người dân sống dọc 2 bên bờ sông. Không chỉ 6 doanh nghiệp với 7 điểm mỏ (tổng chiều dài khoảng 20km) được cấp phép, sông Krông Nô còn oằn mình gánh chịu hàng chục điểm khai thác cát lậu khác.
Những bãi cát khổng lồ ngang nhiên hoạt động bất chấp dư luận cũng như phản ứng gay gắt của người dân sống dọc 2 bên bờ sông. Không chỉ 6 doanh nghiệp với 7 điểm mỏ (tổng chiều dài khoảng 20km) được cấp phép, sông Krông Nô còn oằn mình gánh chịu hàng chục điểm khai thác cát lậu khác.
Từ nạn khai thác vô tội vạ, ven sông Krông Nô xuất hiện hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Nương rẫy của người dân ngày một thu hẹp lại do lỡ lói từ những chiếc vòi rồng khổng lồ mà các tàu hút cát thọc vào sát bờ để trộm cát.

Từ nạn khai thác vô tội vạ, ven sông Krông Nô xuất hiện hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Nương rẫy của người dân ngày một thu hẹp lại do lỡ lói từ những chiếc vòi rồng khổng lồ mà các tàu hút cát thọc vào sát bờ để trộm cát.

Đối diện một bãi cát bên địa bàn huyện Krông Nô, đoạn đường liên xã Nam Ka - Ea R’Bin bị nước xói rỗng chân, sẵn sàng đổ sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho người dân lưu thông qua đây.

Đối diện một bãi cát bên địa bàn huyện Krông Nô, đoạn đường liên xã Nam Ka - Ea R’Bin bị nước xói rỗng chân, sẵn sàng đổ sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho người dân lưu thông qua đây.

Trao đổi với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, một người dân sinh sống tại xã Nâm N’Đir bức xúc: “chúng tôi chịu quá nhiều thiệt thòi từ những đoàn tàu hút cát hoạt động bất kể ngày đêm. Nương rẫy ngày một thu hẹp do lở lói từ những chiếc vòi rồng khổng lồ mà các tàu hút cát thọc vào sát bờ để trộm cát đã đành, con cái chúng tôi ra đường luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ vì những chiếc xe ben khổng lồ chạy bạt mạng”

Trao đổi với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, một người dân sinh sống tại xã Nâm N’Đir bức xúc: “chúng tôi chịu quá nhiều thiệt thòi từ những đoàn tàu hút cát hoạt động bất kể ngày đêm. Nương rẫy ngày một thu hẹp do lở lói từ những chiếc vòi rồng khổng lồ mà các tàu hút cát thọc vào sát bờ để trộm cát đã đành, con cái chúng tôi ra đường luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ vì những chiếc xe ben khổng lồ chạy bạt mạng”

Không chỉ có nương rẫy, những ngôi nhà của người dân ở xã Nâm N’Đir cũng trôi theo dòng nước. Nạn khai thác cát vô tội vạ đã đẩy những người dân vào cảnh khốn cùng, nhà cửa tan hoang.

Không chỉ có nương rẫy, những ngôi nhà của người dân ở xã Nâm N’Đir cũng trôi theo dòng nước. Nạn khai thác cát vô tội vạ đã đẩy những người dân vào cảnh khốn cùng, nhà cửa tan hoang.

Mỗi khi xe ben chở cát vụt qua bụi bay mù mịt, khiến người đi đường gặp rất nhiều khó khăn. Điều khiến dư luận ngạc nhiên hơn chính là việc những chiếc xe ben siêu trường siêu trọng này dễ dàng lọt qua tầm kiểm soát của lực lượng Cảnh sát Giao thông và Thanh tra Giao thông đang làm “nhiệm vụ” trên đoạn đường này.
Mỗi khi xe ben chở cát vụt qua bụi bay mù mịt, khiến người đi đường gặp rất nhiều khó khăn. Điều khiến dư luận ngạc nhiên hơn chính là việc những chiếc xe ben siêu trường siêu trọng này dễ dàng lọt qua tầm kiểm soát của lực lượng Cảnh sát Giao thông và Thanh tra Giao thông đang làm “nhiệm vụ” trên đoạn đường này.
Hàng chục bãi cát sáng đèn xuyên đêm. Dưới sông cũng như trên bãi, tàu bơm hút, xe cuốc, xe ben rầm rập như không có bất cứ quy định nào về thời gian khai thác.
Hàng chục bãi cát sáng đèn xuyên đêm. Dưới sông cũng như trên bãi, tàu bơm hút, xe cuốc, xe ben rầm rập như không có bất cứ quy định nào về thời gian khai thác.
Với hàng chục tàu vỏ thép cỡ lớn thay nhau bơm hút, chỉ một thời gian ngắn, hàng trăm héc ta hoa màu của người dân hai huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) và huyện Lắk (Đắk Lắk) đã bị cuốn trôi theo dòng nước dữ.
Với hàng chục tàu vỏ thép cỡ lớn thay nhau bơm hút, chỉ một thời gian ngắn, hàng trăm héc ta hoa màu của người dân hai huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) và huyện Lắk (Đắk Lắk) đã bị cuốn trôi theo dòng nước dữ.
Theo ông Trần Đăng Ánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, việc hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông cấp phép khai thác cát quá nhiều với mật độ quá dày trên sông Krông Nô là nguyên nhân chính dẫn tới sạt lở bờ sông. Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng cát là nguồn kinh tế chính của huyện Krông Nô hay còn lý do nào khác mà các tàu hút cát cứ ngang nhiên xé toạc dòng sông quý giá này.
Theo ông Trần Đăng Ánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, việc hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông cấp phép khai thác cát quá nhiều với mật độ quá dày trên sông Krông Nô là nguyên nhân chính dẫn tới sạt lở bờ sông. Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng cát là nguồn kinh tế chính của huyện Krông Nô hay còn lý do nào khác mà các tàu hút cát cứ ngang nhiên xé toạc dòng sông quý giá này.
Sông Krông Nô (Sông Cha) bắt nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin chạy dọc theo ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (chảy ngược) rồi nhập với sông Krông Ana (Sông Mẹ) để trở thành dòng Sêrêpôk thác ghềnh. Con sông này có thể coi là linh hồn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thế nhưng giờ đây, sông Krông Nô nói riêng và cả dòng Sêrêpôk nói chung đang ngày đêm bị tàn phá một cách thô bạo. Dư luận tại đây đang trông chờ một biện pháp mạnh tay từ cơ quan có thẩm quyền để sớm dẹp bỏ vấn nạn này.

Sông Krông Nô (Sông Cha) bắt nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin chạy dọc theo ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (chảy ngược) rồi nhập với sông Krông Ana (Sông Mẹ) để trở thành dòng Sêrêpôk thác ghềnh. Con sông này có thể coi là linh hồn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thế nhưng giờ đây, sông Krông Nô nói riêng và cả dòng Sêrêpôk nói chung đang ngày đêm bị tàn phá một cách thô bạo. Dư luận tại đây đang trông chờ một biện pháp mạnh tay từ cơ quan có thẩm quyền để sớm dẹp bỏ vấn nạn này.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.