'GỠ VƯỚNG' PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp Việt 'rộng cửa' xuất khẩu

Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua TMĐT xuyên biên giới. (Ảnh minh họa).
Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua TMĐT xuyên biên giới. (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và xuất khẩu, giúp gia tăng doanh thu và mức độ phổ biển của thương hiệu trên thị trường. Nếu biết tận dụng cơ hội, trong 5 năm tới xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam có thể đạt 300.000 tỷ đồng…

Cơ hội rộng mở nhưng còn nhiều rào cản, vướng mắc

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tại Việt Nam tiềm năng và dư địa của xuất khẩu qua thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp còn rất lớn.

Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu qua TMĐT của Việt Nam đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng. Dự kiến tới năm 2027, kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT có thể đạt gần 300 nghìn tỷ đồng nếu doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT. Hiện có rất nhiều nền tảng TMĐT tại Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp Việt bán hàng xuyên biên giới như Alibaba, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Trong đó, các sàn TMĐT quốc tế như Alibaba, Amazon... đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác kinh doanh trên toàn cầu và cung cấp các dịch vụ giao dịch, vận chuyển, tư vấn thương mại quốc tế.

"Số liệu Amazon cũng cho thấy, cộng đồng người bán hàng xuyên biên giới trên nền tảng TMĐT Amazon cũng tăng trưởng rất cao trong những năm qua và tăng đến 80% về số lượng, 45% về giá trị xuất khẩu.

Điều này cho thấy, sự khát vọng và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xu thế TMĐT xuyên biên giới toàn cầu”, bà Lại Việt Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, việc tham gia vào các sàn TMĐT quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, quy định về thị trường xuất khẩu rất khắt khe, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải nắm bắt được những quy định của từng thị trường và quy định của từng loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời, phải tuân thủ đúng hành lang pháp lý khi kinh doanh trên môi trường quốc tế.

Bên cạnh đó, rào cản về năng lực nhất là đối với cá doanh nghiệp nhỏ khi chưa đủ kỹ năng, kiến thức về marketing trong TMĐT xuyên biên giới; chưa có đội ngũ chuyên nghiệp xây dựng định hướng và chiến lược kinh doanh dài hạn; cũng như chưa hiểu được sở thích, tâm lý người tiêu dùng nước ngoài.

Thêm vào đó, các chi phí để tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu (chi phí sản xuất, chi phí phân phối, các chi phí về marketing, vận tải, lưu kho…) cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, bà Lại Việt Anh cho rằng, với các doanh nghiệp có nguồn lực mạnh và đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới, có thể tối ưu các chi phí này. Đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thì nên có tư vấn từ các chuyên gia trong ngành hoặc một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.

"Một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu xuyên biên giới thông qua TMĐT gặp phải là vấn đề về logistics. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình vận hành logistics trong TMĐT tử xuyên biên giới, phương án bảo quản hàng hoá hiệu quả, tính toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh nhất", bà Lại Việt Anh cho hay.

Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, vươn ra thị trương quốc tế, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định, nghị định và văn bản. Đơn cử như Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, với rất nhiều giải pháp như nâng cao năng lực, đào tạo cho doanh nghiệp, ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp đến các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số, mở website, tham gia các sàn TMĐT hoặc những chương trình TMĐT thường niên để kích cầu thị trường, mở rộng thị trường bán hàng xuyên biên giới thông qua TMĐT.

Hay như Nghị định số 80/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra những mức hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số hoặc khi tham gia bán hàng trên các nền tảng TMĐT lớn. Cụ thể, hỗ trợ 50% chi phí mở gian hàng và duy trì gian hàng trên những nền tảng TMĐT trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, còn có Quyết định số 1415/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các mạng phân phối toàn cầu, trong đó coi hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bán hàng TMĐT xuyên biên giới là một giải pháp cốt lõi.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ các rào cản mà doanh nghiệp đang gặp phải, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cũng đã có một số hoạt động nghiên cứu và hợp tác với các sàn TMĐT lớn và các đối tác có nguồn lực, giải pháp kỹ thuật cũng như quy trình vận hành cùng đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm để triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới - Go Export.

Chương trình này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá các chi phí, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể, Go Export hỗ trợ doanh nghiệp với 8 nhóm giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tháo gỡ tất cả các khâu từ bước nghiên cứu sản phẩm, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thủ tục pháp lý, logistic, marketing… đến khi bán được hàng và xa hơn là tối ưu doanh số trên sàn TMĐT quốc tế.

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong thời gian tới, Chương trình Go Export sẽ tiếp tục mở rộng việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận và xuất khẩu qua các sàn TMĐT quốc tế, đặc biệt là qua nền tảng TMĐT lớn như Amazon với lượng khách hàng khổng lồ trên toàn cầu.

Đồng thời, Go Export tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp giữa các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp, giúp đánh giá tiềm năng của thị trường xuất khẩu và nghiên cứu sơ bộ các sản phẩm, đưa ra tư vấn tổng quan cho doanh nghiệp. "Với các doanh nghiệp phù hợp tham gia chương trình, đội ngũ chuyên môn và các chuyên gia sẽ xây dựng chiến lược dài hạn và đồng hành xuyên suốt cùng doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu qua nền tảng TMĐT", bà Lại Việt Anh nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tăng giá xăng, dầu

Hình ảnh minh họa
(PLVN) -Chiều nay, 7/11, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng, chỉ dầu madút giảm nhẹ.