Thương lượng bồi thường trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Hải Yến (Quảng Ninh) hỏi: Tôi muốn biết các quy định liên quan đến việc thương lượng trong công tác bồi thường tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017?

Luật sư Nguyễn Thị Trang - Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn: Điều 46 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định về thương lượng việc bồi thường như sau:

1. Thời hạn thương lượng: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.

2. Việc thương lượng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng;

- Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng;

- Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật TNBTCNN.

3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:

- Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;

- Người giải quyết bồi thường;

- Người yêu cầu bồi thường, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật TNBTCNN (những người yêu cầu bồi thường này bao gồm: người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của BLDS) (nếu có);

- Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước;

- Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;

- Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.

4. Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:

- Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5. Nội dung thương lượng việc bồi thường bao gồm:

- Các loại thiệt hại được bồi thường;

- Số tiền bồi thường;

- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);

- Phương thức chi trả tiền bồi thường;

- Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

6. Trình tự tiến hành thương lượng: Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:

- Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);

- Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;

- Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều 46 (bao gồm: các loại thiệt hại được bồi thường; số tiền bồi thường; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); phương thức chi trả tiền bồi thường; các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường);

- Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;

- Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);

- Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước phát biểu ý kiến.

7. Lập biên bản thương lượng: Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.

Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người giải quyết bồi thường phải lập biên bản kết quả thương lượng. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung về: Các loại thiệt hại được bồi thường; số tiền bồi thường; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); phương thức chi trả tiền bồi thường; các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

Biên bản kết quả thương lượng phải xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.

8. Hậu quả pháp lý của việc thương lượng: Trường hợp thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật TNBTCNN;

Trường hợp thương lượng không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Lê Thị Thùy.

Điều kiện để văn bằng nước ngoài được công nhận hợp pháp tại Việt Nam?

(PLVN) - Bạn Đào Phú (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Em tôi đang du học THPT ở Canada và sắp tốt nghiệp. Em tôi có mong muốn về Việt Nam để học thì văn bằng nước ngoài mà em tôi được cấp có phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng hay không? Điều kiện nào để văn bằng nước ngoài được công nhận hợp pháp tại Việt Nam?

Đọc thêm

Người bán không đưa sổ đỏ, người mua có làm thủ tục sang tên được không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Nhật Nam (Hà Nội) hỏi: Trong giao dịch mua bán đất, xảy ra trường hợp người mua đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho người bán, tuy nhiên, sau khi hoàn tất giao dịch, người chuyển nhượng lại không trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người mua. Xin hỏi, trong trường hợp này, người mua có thực hiện được thủ tục đăng ký sang tên không?

Xe máy chỉ lắp một gương chiếu hậu có bị xử phạt?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nam) hỏi: Tôi mới mua xe máy và muốn thay đổi gương chiếu hậu của xe cho hợp thời trang. Tôi dự định chỉ lắp một gương chiếu hậu thì liệu có bị xử phạt không? Quy định gương chiếu hậu xe máy phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật như thế nào?

Chủ hộ kinh doanh dùng tài khoản người khác để giao dịch có được không?

Luật sư Hoàng Trọng Giáp.
(PLVN) - Bạn Thu Thủy (Hà Nội) hỏi: Tôi là chủ một hộ kinh doanh cá thể chuyên về kinh doanh thực phẩm sạch. Gần đây, do tài khoản ngân hàng cá nhân của tôi gặp trục trặc, tôi định nhờ bạn bè hoặc người thân nhận tiền giúp rồi chuyển lại cho tôi. Vậy, tôi có được sử dụng tài khoản ngân hàng của người khác để thực hiện giao dịch kinh doanh không? Nếu không, xin cho tôi biết quy định pháp lý cụ thể về vấn đề này?

Thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Thành lập doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng những tiêu chí nào?
(PLVN) - Bạn Trần Trung (Nghệ An) hỏi: Tôi đang làm việc tại một tổ chức phi chính phủ tại Nghệ An và hiện tôi muốn thành lập một doanh nghiệp xã hội (DNXH) trong ngành xây dựng dân dụng (thi công công trình) với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng như: Người di cư, người sử dụng ma túy, người nhiễm HIV, người thất nghiệp... Xin hỏi, để thành lập DNXH thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Cần làm gì khi công ty đuổi việc để không phải thưởng Tết?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Ngọc Đỉnh (Hà Nội) hỏi: Tôi làm việc cho một công ty được hơn 1 năm, sắp đến ngày nhận thưởng Tết thì bất ngờ tôi bị đuổi việc với lý do không rõ ràng. Sau đó, những nhân viên khác làm cùng đã được nhận thưởng Tết, còn tôi thì không nhận được thưởng. Vậy tôi có thể khiếu nại đến đâu để đòi quyền lợi?

Mua lại ô tô và gắn biển số mới thì có cần đi đăng kiểm lại?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) -  Bạn Mai Lâm (Lạng Sơn) hỏi: Gia đình tôi mua lại một chiếc ô tô của người quen, đã làm thủ tục sang tên, đổi biển mới do biển cũ được định danh theo chủ cũ. Hiện trên giấy chứng nhận đăng kiểm và tem kiểm định vẫn còn thời hạn sử dụng 1 năm lại ghi biển số xe cũ. Xin hỏi, tôi có cần phải mang xe đi đăng kiểm lại không?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt theo quy định mới?

Luật sư Lê Hiếu
(PLVN) - Bạn Khánh Phương (Hà Nội) hỏi: Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với xe máy và từ 8 - 20 triệu đồng đối với ô tô. Tuy nhiên, có một vấn đề được nhiều người đặt ra, đó là trong trường hợp buộc phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên thì người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không?

Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế như con ruột?

Luật sư Hoàng Thị Hương Giang.
(PLVN) - Bạn Minh Phúc (Hải Phòng) hỏi: Tôi là trẻ mồ côi, được bố mẹ nuôi của tôi nhận về làm con nuôi từ khi tôi ba tuổi. Sau đó vài năm bố mẹ nuôi của tôi sinh được một em gái. Hiện bố nuôi của tôi đã mất, mẹ nuôi tôi đang bị bệnh và tôi là người chăm sóc do em gái tôi đang du học ở nước ngoài. Cho tôi hỏi, con nuôi có được thừa kế tài sản như con đẻ trong trường hợp bố mẹ nuôi mất nhưng không để lại di chúc hay không?

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.