Thương lắm, trẻ chuẩn bị vào lớp 1 !

Trào lưu đưa trẻ đi luyện chữ chuẩn bị vào lớp 1giờ  trở nên phổ biến. Áp lực học tập buộc các em phải quên đi “sự hồn nhiên” để tới lớp luyện... chữ, nhằm có “hành trang” như ý trước khi vào lớp 1.

Trào lưu đưa trẻ đi luyện chữ chuẩn bị vào lớp 1giờ  trở nên phổ biến. Áp lực học tập buộc các em phải quên đi “sự hồn nhiên” để tới lớp luyện... chữ, nhằm có “hành trang” như ý trước khi vào lớp 1. Bỏ ngoài tai những khuyến cáo của Bộ Giáo dục-Đào tạo, các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 không tiếc công sức, tiền bạc với mong muốn con mình… đọc thông, viết thạo trước khi năm học mới bắt đầu.

Trong giờ học Ảnh: Phương Linh

Trong giờ học

                                                                             Ảnh: Phương Linh

                                        

Sợ con mình…ít chữ

 

Những năm gần đây, tình trạng cho trẻ đi luyện chữ chuẩn bị vào lớp 1 ngày càng phổ biến. Xuất phát từ tâm lý thấy nhiều  trẻ cùng lứa tuổi đi học trước, sợ con mình không bằng bạn, hoặc lo lắng chương trình mới khó, nếu trẻ không được chuẩn bị trước, khi vào năm học khó khăn trong tiếp thu, nên các bậc cha mẹ có con sắp vào lớp 1 không tiếc công sức, tiền bạc với mong muốn con mình… đọc thông, viết thạo trước khi năm học mới bắt đầu. Thế nên, dù Bộ có quy định cấm dạy chữ, học thêm cho trẻ trước khi vào lớp 1, ít bậc cha mẹ nào đủ can đảm “nói không” với việc đưa trẻ đi… rèn chữ.

 

Chính từ tâm lý này, gần đây rộ lên trào lưu đưa trẻ đi luyện chữ ở các trung tâm, bởi vậy, bây giờ ra đường không khó để nhận thấy nhan nhản các biển quảng cáo luyện chữ đẹp cấp tốc cho trẻ với những lời quảng cáo mĩ miều “Luyện chữ viết đẹp: viết nhanh, viết chuẩn theo mẫu của Bộ Giáo dục-Đào tạo; luyện phương pháp viết chữ khoa học: tư thế ngồi viết, cách cầm bút …”

 

Hầu hết trung tâm, cơ sở hoặc điểm nhận dạy trẻ luyện chữ đẹp đều tuyển sinh từ cuối tháng 5- thời điểm các cháu vừa học xong mẫu giáo, thậm chí nhiều nơi tuyển sinh từ tháng 3, 4, mỗi khóa học12 buổi (3 buổi/tuần) với giá 30 đến 40 nghìn đồng/buổi, mỗi buổi khoảng 2 giờ.

 

Chị Nguyễn Thị Thủy (ngõ 2, phố Trần Quang Khải) con gái chuẩn bị vào lớp 1 Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đang tất tả đưa con đi học chữ, làm quen với môi trường học tập, để đến lúc vào học không bị bỡ ngỡ, chia sẻ, đây là khóa học thứ hai của cô bé. Cô giáo trước (ở phố Cầu Đất) là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, nhưng có lẽ vì cô quá nghiêm khắc khi rèn chữ cho các bé mẫu giáo vốn chưa quen với nền nếp của… “sinh viên” lớp 1, nên con chị sợ và không mấy hứng thú. Hiện cô giáo thứ hai đang đứng lớp con gái chị theo học (tại ngõ 282 phố Đà Nẵng) dịu dàng, nhẹ nhàng hơn. Hy vọng, cô con gái có hứng thú học.

 

Theo chị Thủy, nghĩ đến cảnh hàng chục cháu chen chúc nhau trên những dãy bàn ghế thấp lè tè, trong cái nắng nóng kinh người của mùa hè, chị cũng xót con. Nhưng thấy cha mẹ nào cũng sốt sắng cho con đi học, chị lại không yên tâm. Áp lực học hành là rất lớn, trước khi vào lớp 1 là con phải biết đọc, biết viết. Bây giờ ai cũng thế, nên chị  phải theo.

 

Những ngày hè này, trường hợp như gia đình chị Thủy không hiếm. Trẻ học ít thì 1 đến 2 khóa, bình thường phải 3 khóa học. Hầu hết trẻ vừa tạm biệt trường mầm non là bắt tay ngay vào ôn luyện cho lớp 1, các em không có thời gian nghỉ hè, thời gian vui chơi. Thậm chí, nhiều gia đình cho con học chữ từ lúc 5 tuổi, ban ngày đi học mẫu giáo, chiều về đến "bà giáo" (giáo viên về hưu) học chữ, tạo cho các em một gánh nặng tâm lý và sức khỏe quá mức.

 

Tất cả những nhóm lớp này có phép hay không, nội dung giảng dạy ra sao? Có trời mới biết, bởi tất cả đều là chủ nghĩa…kinh nghiệm- được đúc kết từ bản thân giáo viên.

 

Có cần thiết?

 

Cùng với tâm lý của hàng nghìn ông bố, bà mẹ có con chuẩn bị học lớp 1, người nọ truyền kinh nghiệm cho người kia, nên việc học trước của trẻ em bây giờ trở thành phổ biến, tràn lan. Vì thế có chuyện, không ít bậc cha mẹ  khoe thành tích và tỏ ra tự hào khi con mình mới vào lớp 1 đã đọc được truyện, sách, báo, biết đến số 100. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả tích cực, nếu các bậc cha mẹ áp dụng không đúng cách, nhận tác dụng ngược rất tai hại.

 

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục- Đào tạo, ngành có quy định nghiêm cấm các giáo viên dạy trước chương trình cho trẻ vào lớp 1, vì việc  học trước gây ra tâm lý nặng nề cho những cháu chưa học, rất nguy hại về mặt  sư phạm. Mặt khác,  quá trình tiếp nhận kiến thức không bảo đảm chuyên môn. Việc nhóm lớp mọc lên do phụ huynh nhờ hoặc thuê giáo viên (còn công tác hay đã nghỉ hưu) dạy trước chương trình cho một nhóm học sinh là sai với quy định của ngành và sai với quy định sư phạm. Đối với học sinh tiểu học, có giai đoạn đầu chỉ dạy cho các cháu cách cầm bút, viết từng nét để cấu tạo thành một chữ cái.

 

Nhiều giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp 1 nhận xét, tâm lý chung của các bậc cha mẹ là muốn khi vào lớp 1, các cháu không chỉ đọc thông, viết thạo mà chủ yếu là để chen vào tốp học giỏi của lớp. Tuy nhiên, việc luyện chữ, học trước chương trình không phải là phương thức chuẩn bị khoa học, vì nó không theo logic tuần tự cho bài sau. Khi vào học chính thức, trẻ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, không chú ý nghe giảng. Hơn nữa, trong quá trình học trước này, nhiều em mắc phải một số lỗi khiến sau này cô giáo rất khó sửa như cách cầm bút, cách viết nét chữ, tư thế ngồi… Điều cần nhất đối với học sinh lớp 1 là tạo cho con trẻ có được tâm lý thoải mái nhất khi đến lớp.

 

Việc mọc lên các "lò" luyện chữ vào lớp 1 sai với quy định đang còn thả nổi, chưa được quan tâm, kiểm tra, vô hình trung dẫn đến trào lưu đua nhau cho con học trước chương trình. Tạo thói quen học tập cho trẻ là cần thiết, nhưng việc dạy trước chương trình không đúng với quy định, với phương pháp dạy học thay  đổi theo từng năm lại trở thành vấn đề nguy hại cho trẻ. Do đó, Sở Giáo dục- Đào tạo và phòng đào tạo các quận, huyện cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm dạng này cũng là việc cần thiết.

 

Hải Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.