Thương lắm, áo dài ơi…

NSƯT Lê Mai  và các con gái Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi trong tà áo dài
NSƯT Lê Mai và các con gái Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi trong tà áo dài
(PLVN) - Từ hàng trăm năm trước, áo dài không chỉ là tấm lụa mỏng manh, mà đó còn là hình ảnh người phụ nữ Việt duyên dáng và tự tôn theo thời gian. Bởi thế, áo dài đã và đang hiện hữu trong cuộc sống đầy thương nhớ, đắm say…

“Manh áo lành” cho vai tròn, lưng ong…

Nghệ sỹ, nhà báo Thúy Miêu vì mê áo dài, nàng có gần 10 năm làm trợ lý cho nhà thiết kế áo dài Sỹ Hoàng đã trau chuốt vô cùng khi nói về áo dài: Chiếc áo xứ tôi hay lắm, thời hai ông Lê Phổ - Cát Tường theo Tây học, mang cái tư duy văn minh về, mỗi người chọn một hướng phát triển cho tấm áo đàn bà nước nhà. Lê Phổ chọn tư duy cấu trúc phương Tây, lại chuẩn mực trong tiềm thức chân - thiện - mỹ của người Việt về một “manh áo lành”, cho vai tròn, lưng ong và bờ ngực đẹp như khuôn tượng. Ông Cát Tường chọn du nhập cái phong vị phù phiếm đỏm dáng của đàn bà Tây phương mà minh chứng cho cái sức sống kỳ lạ của áo dài. Tà quốc phục Việt sở hữu cấu tứ âm dương đăng đối chỉn chu, có tĩnh có động, có mở và đóng, có trước và có sau. Rồi giải phóng, tới thời cả dân tộc kiêng khem, áo dài may cũng phải tằn tiện, nên kiểu vạt ngắn ấy tồn tại trong tủ đồ mấy nhà “tiểu tư sản” cho đến những đợt thi hoa hậu áo dài đầu tiên…

Ngày xưa người ta cho nữ sinh mặc áo dài để rèn nết. Mặc chiếc áo dài khuy bấm không ai có thể gù lưng xuống. Ta thường thắc mắc tại sao phụ nữ ngày xưa có cái eo nhỏ như thế được, vì cái áo dài rèn họ, bắt họ phải có cái eo thật nhỏ, cái cổ vươn cao, lưng thật thẳng. Chiếc áo rèn cho đàn bà Việt cốt cách, lòng tự tôn… 

Bởi thế, nhắc tới áo dài, là sự dịu dàng, tha thướt riêng có. Nghệ sỹ Hồ Thị Thanh Hương, mẹ ca sỹ Thanh Lam bày tỏ tình yêu với áo dài  bằng câu ca dao ví von, liên tưởng tới sự dịu dàng, ý nhị, duyên dáng của người phụ nữ Việt: “ Đố ai bán cái dịu dàng/Anh mua một gánh tặng nàng làm duyên/ Đố ai bắt cái dịu dàng/ Để anh chôn chặt vào em, dịu dàng”… Bởi theo bà, chỉ có sự dịu dàng mới giữ được tình yêu mãi mãi. Với tà áo dài, trong những chuyến công tác ra nước ngoài, nghệ sỹ Thanh Hương thường có niềm tự hào vô bờ khi diện tà áo quê hương: “Tôi sang Mỹ mặc áo dài ra đường ai cũng nhìn. Và rồi sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… những đất nước trong khu vực đều có áo dài truyền thống, nhưng tôi vẫn thấy áo dài Việt Nam quyến rũ vô cùng”… 

Ca sỹ Thanh Lam cũng chia sẻ về một kỉ niệm: “Lần đầu tiên tôi mặc áo dài lên sân khấu là mượn áo dài của mẹ, trong một chương trình ngâm thơ của mẹ tôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được ghi hình để phát trên truyền hình. Lúc đó tôi mới 15 tuổi. Giờ tôi thường mặc áo dài của nhà thiết kế Minh Hạnh khi diễn ở nước ngoài”…

Bà Lê Thị Phúc, vợ NSƯT Lê Đại Chức, năm nay đã ngoài 80, bà nhớ về Hà Nội ngày thơ bé, 10, 11 tuổi ra đường, đi học Trường Lê Ngọc Hân đều đã vận áo dài màu vỏ đỗ rất đẹp. Sau này học Trường Trưng Vương thì các nữ sinh mới được mặc áo dài trắng. Theo bà Phúc, ngày ấy các bé gái được mặc áo dài từ sớm để đỡ nghịch, không đánh nhau và rèn sự nết na. Một kỉ niệm mà bà Phúc nhớ mãi là Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, khi ấy bà đang học trong trường nghệ thuật, được Nhà nước may cho 2 bộ áo dài lụa trắng Hà Đông đi chào đón đoàn quân chiến thắng trở về…

Còn NSƯT Lê Mai (mẹ của ba nghệ sỹ tài sắc Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi) nhớ về thời thơ ấu, khi ấy bà sống ở Hải Phòng, từ bé lắm mẹ đã cho mặc áo dài. Thời ấy, mẹ bà dạy con rất nghiêm khắc, mặc áo dài để rèn cho lưng thẳng, chân thẳng, đi lại khép nép, ra đường tay phải cuộn trong áo… Lớn lên một chút, bà theo cha lên chiến khu  đi kháng chiến theo Bác Hồ, rồi vào trường nghệ thuật, bà thỏa ước mơ vào văn công. Năm 17 tuổi, bà chính thức thành người Hà Nội… 

“Áo bay, mở khép nghìn tâm sự”

Chị Thái Kim Lan (Huế), người sở hữu bộ sưu tập áo dài quý chia sẻ: “Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp! Thế hệ tôi, tà áo dài hiện diện trong đời sống thường nhật, phụ nữ từ người bình dân buôn thúng bán bưng cho đến người cao sang đều… “bình đẳng” trong chiếc áo dài, bình đẳng trong vẻ đẹp cũng như tính cách con người; dù chất lượng vải vóc khác nhau, nhưng tính cách Việt vẫn là một, cho nên áo dài hoàn toàn gắn bó với đời sống của mỗi người. Và áo dài còn là trái tim của Huế. Từ trăm năm trước, Huế đã giữ lụa trong áo dài, giữ áo dài trong lụa”…

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ) cũng là một người mẹ đắm say áo dài, người khởi xướng chương trình “Tà áo quê hương” cho biết: “Chúng tôi sắp xuất bản cuốn Cẩm nang áo dài nhằm giúp tư vấn cách mặc áo dài đẹp, từ chất liệu, hoa văn, màu sắc sao cho phù hợp với vóc dáng mỗi người. Rồi hướng dẫn lựa chọn kiểu may, kết hợp đồ lót, phụ kiện khi mặc áo dài. Trong những chuyến đi từ thiện, những buổi sinh hoạt chuyên đề, chúng tôi đều tiếp nhận áo dài để gửi các cô giáo vùng xa”.

Chị mang theo trong trái tim những kỉ niệm về áo dài: Tôi từng gặp một cụ già hơn 80 tuổi ở chợ Đông Ba (Huế), hơn 60 năm, mỗi ngày đến chợ bà luôn mặc chiếc áo dài, không có trang phục nào thay thế. Thời trẻ, tôi đặc biệt biết ơn… chiếc áo dài. Hồi đó nhà tôi rất nghèo. Suốt ba năm lớp 9, 10, 11, tôi chỉ có một chiếc áo dài để mặc. Nhờ đồng phục này mà tôi không còn cảm thấy tự ti với bạn bè có điều kiện. 

Năm 1995, làm việc cho một khách sạn ở Đà Lạt, bà chủ người Pháp đã may cho nhân viên chúng tôi mỗi người hai bộ áo dài. Ngoài cảm giác sung sướng, len lỏi trong tôi bấy giờ một niềm tự hào, hãnh diện, yêu quý khi khoác lên người chiếc áo được quan tâm bởi một người nước ngoài. Nhưng tình yêu và sự ý thức giá trị của chiếc áo dài, nét đẹp văn hóa Việt chỉ thực sự lớn mạnh, bất biến trong tôi từ một chương trình mà tôi may mắn được làm việc với Giáo sư Trần Văn Khê... 

Với Trần Hồng Hạnh, một cô gái trẻ gốc Đà Lạt, hiện làm trong ngành ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh, bởi mê áo dài, mà chị em cô đã miệt mài đi thửa từng sấp vải áo dài vô cùng tinh tế, tỉ mỉ để chia sẻ với mọi người hợp gu và yêu áo dài: “ Với mong muốn mọi người tự tin với áo dài và ai cũng được mặc áo dài đẹp, từng bộ áo dài do chính tay chị em Hạnh đặt biết bao tâm tư, đi tuyển chọn khắp nơi từng xấp áo. Rồi về chia ra các xấp màu cùng tông theo nhóm lạnh/nóng/trung tính chia ra theo từng bịch riêng rồi gom cuối tuần hai chị em khệ nệ chở cả bao vải áo đi những tiệm chuyên bán vải màu trơn để có đủ tông màu lựa, chỗ này không được lại xách qua chỗ khác, chợ khác chọn đúng tông màu theo gu thẩm mỹ của bản thân cho là khi kết hợp sẽ là đẹp nổi bật nền áo và ấn tượng nhất.

Bản thân Hạnh là một người rất yêu áo dài, yêu sự nền nã dịu dàng, vẻ đẹp e ấp, mong manh của người phụ nữ sau tà áo nhẹ nhàng, bay bổng. Với Hạnh, chắc không có một trang phục nào phụ nữ khoác lên lại đẹp và hiền hòa hơn áo dài. Một trang phục kín đáo nhưng lại vô cùng gợi cảm, khéo léo tôn lên những đường nét cơ thể một cách mềm mại nhưng lại không phô bày da thịt một cách thô thiển. 

Áo dài không chỉ là một bức tranh đẹp trên cơ thể mỏng manh của người phụ nữ, che đi những kham khổ của những người bà, người mẹ, người chị, người vợ đã cả đời tần tảo vì chồng, vì con, vì gia đình. Tà áo mong manh không là mây, không là gió mà lại trôi bồng bềnh vào tâm hồn, lại khẽ khàng chảy vào lòng người và lưu giữ lại những nỗi niềm hoan ca, những tự hào, những thơ ngây. Rồi từ đó mang theo cả bầu trời quê hương thương nhớ. Nơi nào có hình ảnh đôi tà lộng gió, nơi đó có quê hương…  

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.