Thương hiệu bánh đậu xanh của người từng là Thẩm phán Tòa án tỉnh

Ông Đào Quang Chuyện bên sản phẩm bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia của Công ty mình.
Ông Đào Quang Chuyện bên sản phẩm bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia của Công ty mình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ tay ngang, ông Đào Quang Chuyện (SN 1962, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Giang) đã đưa sản phẩm bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia khẳng định được vị thế, nâng tầm thương hiệu sản phẩm quê hương.

Từ bỏ nghề thẩm phán để đến với nghề bánh đậu xanh

Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương, bánh đậu xanh vẫn luôn là món quà được nhiều người ưa chuộng và nhắc đến nhiều nhất. Dù có đi bất cứ nơi đâu, khi nhìn thấy bánh đậu xanh thì người Hải Dương lại bồi hồi nhớ về quê hương da diết. Một thứ tình cảm quá đỗi ngọt ngào, chứa chan và đầy quyến luyến…

Với ông Đào Quang Chuyện cũng vậy, là người con của Thanh Miện (Hải Dương), ông luôn mong muốn làm một điều gì đó ý nghĩa cho quê hương. Năm 1983, khi đang công tác trong ngành Tòa án, ông chuyển lên TP Hải Dương sinh sống, thấy đường 5 (cũ) ngày ấy, chạy qua lòng TP Hải Dương đông người và xe cộ qua lại. Mọi người đều dừng lại mua bánh đậu xanh mang về làm quà. Làng nghề làm bánh đậu xanh trong thành phố (khoảng 100 nhà) cũng tận dụng đường 5 để bán sản phẩm bánh đậu xanh của mình nhưng lại lẻ tẻ, ít ỏi. Bằng sự quan sát, ông nhận thấy tiềm năng của nghề bánh đậu xanh nếu được đầu tư và có hướng đi phù hợp.

Nghĩ là làm, vào năm 1997 khi đang là Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, ông đã xin nghỉ việc để chuyển hướng sang sản xuất, kinh doanh bánh đậu xanh. Đúng với câu nói “tay không bắt giặc”, không có nền tảng, không có kỹ thuật, vốn khởi nghiệp khi đó chỉ vỏn vẹn 500 nghìn đồng. Lúc đầu, bánh đậu xanh của ông cũng được sản xuất không khác gì với bánh đậu xanh của mọi nhà, chất lượng chưa có gì nổi trội, riêng biệt.

Vì thế, ông Chuyện luôn trăn trở muốn tìm hướng đi riêng để khẳng định thương hiệu, vị thế cho sản phẩm của mình. “Tôi muốn bánh đậu xanh từ cơ sở của tôi làm ra phải có hương vị riêng biệt, được mọi người nhớ đến. Đó sẽ là sản phẩm thật đặc trưng của quê hương Hải Dương tôi”, ông Chuyện chia sẻ.

Chất lượng đặt lên hàng đầu

Từ đó, ông Chuyện tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho tới quy trình, công nghệ làm ra mỗi chiếc bánh đậu xanh phải thật chất lượng, bảo đảm mọi yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.

Hạt đậu xanh được lựa chọn phải là hạt đậu xanh lòng vàng, độ to của hạt từ 3,5 - 4 li bởi đây mới là hạt đậu đạt độ ngon, độ tinh khiết nhất.

Nếu bánh đậu xanh truyền thống dùng nguyên liệu mỡ lợn, thì ông Chuyện lại thay thế dùng sang dầu thực vật thượng hạng (dầu cọ, dầu ô liu…). “Qua quá trình làm lâu dài, tôi phát hiện dùng mỡ lợn, chỉ 1 - 2 tháng sẽ có hiện tượng ôi thiu, nấm mốc. Còn dùng dầu thực vật thượng hạng, độ tinh khiết sẽ cao hơn, phù hợp và an toàn cho sức khoẻ. Do vậy, hạn sử dụng của bánh đậu xanh cũng được lâu hơn rất nhiều”, ông Chuyện chia sẻ.

So với các hãng khác, bánh đậu xanh của ông Chuyện ăn có cảm giác mát, không ngọt nhiều, do ông chọn loại đường đắt hơn đường kính trắng, dùng phù hợp cho người ăn chay, ăn kiêng và độ ngọt không sắc.

Với bản tính nhạy bén của mình, ông đã nắm bắt được thời cơ lớn khi thấy các loại hình như du lịch, siêu thị, sân bay… đang phát triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng Việt Nam đòi hòi ngày càng cao về cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, ông đã nâng tầm nhà máy sản xuất lên đạt tiêu chuẩn quốc gia và cả quốc tế để có thể đứng vững và mở rộng hơn nữa thị trường trong nước.

Hiện tại, bánh đậu xanh của ông đã có 3 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 4 sao và một sản phẩm bánh đậu xanh truyền thống đang đề nghị Trung ương công nhận 5 sao. Năm nay, ông cũng tiếp tục ghi tên 5 sản phẩm bánh đậu xanh khác của công ty trong “sân chơi” OCOP.

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

(PLVN) -  Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa sản xuất trong nước tại Thanh Hóa chiếm hơn 80% thị phần tại các kênh phân phối. Đặc biệt, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này đạt gần 90%, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Nghệ An: Đẩy mạnh quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại hàng Việt

Nghệ An cụ thể hoá bằng nhiều kế hoạch trong triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
(PLVN) -  Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Nghệ An đã quan tâm và đẩy mạnh công tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, thiết lập chuỗi giá trị liên kết sản xuất - tiêu thụ.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình mới, khi thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu chất lượng hàng hóa ngày càng cao, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bạc Liêu đã trở thành "đòn bẩy" khơi dậy niềm tin và tinh thần tự hào dân tộc. Những nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và đổi mới phương thức tuyên truyền đã giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường địa phương, khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng.

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng
(PLVN) - Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và thói quen mua sắm của người dân, cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh.